Tin tức
Bệnh nhân ung thư vòm họng sống được bao lâu?
1. Bệnh nhân bị ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng được xếp vào danh sách những bệnh lý ác tính đường hô hấp. Theo ghi nhận của Cơ quan nghiên cứu về Ung thư quốc tế, chỉ tính riêng năm 2018 trên thế giới đã có khoảng 129.000 trường hợp mới bị ung thư vòm họng. Đây được coi là bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu với tỷ lệ tử vong cao.
Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầuthường có những biểu hiện khá tương đồng với các bệnh phổ biến ở đường hô hấp như cảm lạnh hay dị ứng. Do đó có rất nhiều người bệnh trở nên chủ quan và không đi khám ngay từ giai đoạn này, cho tới khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì mới thăm khám. Khi đóung thư vòm họng rất khó điều trịvà tiên lượng sống không cao.
Ung thư vòm họng thuộc nhóm những bệnh lý ác tính đường hô hấp
Ung thư vòm họng thường xảy ra ở những bệnh nhân có thói quen uống rượu bia lâu năm, thường xuyên hút thuốc lá, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
Để giải đáp cho thắc mắc“ung thư vòm họng sống được bao lâu?”thì chúng ta cần nhìn vào các giai đoạn tiến triển của căn bệnh này. Cụ thể tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh sẽ được ước tính như sau:
Giai đoạn 1:
Lúc này khối u ở vòm họng có kích thước nhỏ, thường dưới 2,5 cm và chưa có dấu hiệu xâm lấn sang các hạch bạch huyết ở gần nó. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn này thì cơ hội chữa khỏi là rất cao. 80 - 90% là tỷ lệ bệnh nhân có thể sống sót sau 5 năm được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng.
Giai đoạn 2:
Giai đoạn 2 cũng vẫn thuộc giai đoạn đầu củaung thư vòm họngnhưng khối u lúc này đã lớn hơn so với giai đoạn 1 (khoảng 5 - 6cm). Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có cơ hội được chữa khỏi vì tế bào ung thư vẫn mới chỉ phát triển khu trú tại chỗ, chưa lan sang hạch bạch huyết hoặc tổ chức lân cận. Tỷ lệ sống sót thêm 5 năm của bệnh nhân là 75 - 65%.
Giai đoạn 3:
Ở giai đoạn này khối u vẫn tiếp tục gia tăng về kích thước và có xu hướng xâm lấn sang những khu vực xung quanh nó, vì thế nên cơ hội điều trị cũng sẽ bị thu hẹp dần, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn 30 - 40%.
Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn bao gồm: viêm tai, ù tai, chảy máu mũi và dịch nhầy, nổi hạch vùng cổ. Những biểu hiện này sẽ không đỡ và càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của ung thư vòm họng sẽ ngày càng rõ rệt qua mỗi giai đoạn tiến triển
Giai đoạn 4:
Đây được coi là giai đoạn cuối của ung thư vòm họng, lúc này khối u đã có dấu hiệu làm phá hủy cấu trúc cách hạch bạch huyết, xâm lấn tới khoang miệng và môi và di căn tới những cơ quan khác. Khả năng điều trị bệnh lúc này là rất khó khăn và cơ hội chữa khỏi bệnh là vô cùng thấp. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân lúc này là 15%.
Phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của ung thư, thể chất của người bệnh và khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị sẽ quyết định tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Tỷ lệ này ở mỗi người sẽ khác nhau. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm, hệ miễn dịch tốt thì tỷ lệ sống sẽ cao (có thể tới 90%) nhưng cũng có người tỷ lệ sống lại rất thấp.
2. Ung thư vòm họng điều trị bằng cách nào?
Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến nhất thường được chỉ định trong điều trị ung thư vòm họng:
2.1. Phẫu thuật
Trong điều trị ung thư vòm họng thì phẫu thuật không phải là biện pháp được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp bác sĩ vẫn có thể chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ các hạch bạch huyết bị ung thư xâm lấn hoặc khối u ở vị trí có thể cắt bỏ được.
2.2. Xạ trị
Xạ trị là sử dụng các chùm tia X hay proton để điều trị ung thư. Đa phần các ca bị ung thư vòm họng đều được điều trị bằng xạ trị ngoài. Đây sẽ là biện pháp điều trị chủ yếu, đôi khi bác sĩ cũng có thể chỉ định xạ trị kết hợp cùng hóa trị liệu để gia tăng hiệu quả tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trong quá trình xạ trị bệnh nhân có thể gặp những phản ứng phụ như khô miệng, mất thính giác hay đỏ da tạm thời. Ngoài ra vì vòm họng nằm ở vùng đầu cổ nên xạ trị ở vùng này có thể gây ra các vết loét tại đây, khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống. Nếu gặp phải phản ứng này bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định hỗ trợ ăn uống bằng cách đưa ống thông vào dạ dày cho tới khi niêm mạc vòm họng được hồi phục.
2.3. Hóa trị
Hóa trị là áp dụng các loại thuốc hay hóa chất để điều trị ung thư. Các thuốc dùng trong hóa trị có thể là thuốc dạng viên uống, thuốc tiêm tĩnh mạch hay thậm chí là dùng theo cả 2 dạng này. Có 3 cách áp dụng hóa trị khi điều trị ung thư vòm họng đó là:
- Hóa trị dùng trước xạ trị;
- Hóa trị kết hợp đồng thời cùng xạ trị;
- Hóa trị dùng sau xạ trị.
Tầm soát và điều trị ung thư vòm họng ngay từ sớm sẽ giúp nâng cao cơ hội sống cho người bệnh
Như vậy có thể thấy rằng ung thư vòm họng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau quyết định. Những bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng và kịp thời thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn so với những người chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Nếu bạn đang có nhu cầu tầm soát và chẩn đoán ung thư vòm họng thì có thể đi khám trực tiếp ngay tại Chuyên khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ quahotline 1900565656, tổng đài củaMEDLATECluôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!