Tin tức
Bệnh lao hạch được chẩn đoán bởi những phương pháp nào?
- 09/06/2020 |Nổi hạch cổ - nguyên nhân do đâu? Nên xử lý thế nào?
- 11/06/2020 |Nổi hạch sau tai vì lý do gì? Khi nào thì nguy hiểm?
- 16/06/2020 |Xét nghiệm hạch đồ trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng ung thư?
- 16/07/2020 |Hạch ở nách: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
1. Thông tin về bệnh lao hạch và nguyên nhân gây bệnh
Lao hạchthuộc thể lao ngoài phổi, là một bệnh lý thường gặp ở Việt Nam. Trong đó, số lượng bệnh nhân là trẻ em ngày một gia tăng nhiều hơn. Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh xuất hiện hạch ở những vị trí như nách, cổ, bẹn. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện hạch ở phần nội tạng, điển hình như hạch mạc treo, hạch trung thất,... Mặc dù, bệnh lý này có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể mắc phải một số di chứng hoặc sẹo.
Bệnh thường phát sinh do trực khuẩn lao tấn công
Theo các bác sĩ cho biết, đến thời điểm hiện tại lao hạch được chia thành hai thể phổ biến là lao hạch ngoại biên và lao hạch sâu. Trong đó, đối tượng mắc phải căn bệnh này thường tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đồng thời, đối tượng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới khoảng 2 lần. Bệnh phát sinh do sự xâm nhập của trực khuẩn lao, điển hình nhất là Mycobacterium Tuberculosis.
Thông thường, những vị trí xuất hiện hạch viêm ngoại vi cũng là nơi mà vi khuẩn tấn công và tạo nơi khu trú, phát triển thành lao. Trực khuẩn lao thường tấn công vào cơ thể người một cách trực tiếp thông qua đường bạch huyết do những tổn thương ở vùng niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, yếu tố sang chấn, nhiễm khuẩn lao trong phổi cũng có thể gây viêm hạch ở nhiều vị trí.
2. Những triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh
Hầu hết các bệnh nhân đều xuất hiện triệu chứng sưng to một hoặc nhiềuhạch. Theo thời gian, kích thước của hạch ngày một to dần nhưng dường như người bệnh hoàn toàn không xác định được thời điểm hạch xuất hiện. Mặc dù, hạch phát triển và to lên từng ngày nhưng bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau, bề mặt hoàn toàn nhẵn, vùng da có hạch không bị đỏ.
Một hoặc nhiều hạch xuất hiện và sưng to dần
Tùy vào cơ địa và mức độ tiến triển bệnh mà ở mỗi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Một số trường hợp, hạch sưng nhiều và tập trung lại tạo thành một chuỗi. Một số bệnh nhân khác thì chỉ xuất hiện một hạch duy nhất tại vị trí cổ bị sưng to. Bên cạnh đó, bệnh lý này được chia thành 5 giai đoạn chủ yếu với mức độ phát triển bệnh như sau:
2.1. Giai đoạn 1
Hạch vừa mới xuất hiện và bắt đầu sưng to dần, nếu có nhiều hạch thì kích thước của chúng thường không đều nhau, chắc và di động. Mức độ tiến triển của bệnh khá đa dạng, có thể hoàn toàn dừng phát triển ở giai đoạn này hoặc chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
2.2. Giai đoạn 2
Đặc trưng ở giai đoạn này là tình trạng viêm hạch hoặc viêm xung quanh hạch. Khi các hạch phát triển với kích thước to hơn thường kết dính tạo thành các chuỗi dài hoặc mảng lớn. Ngoài ra, chúng có thể dính vào da và khả năng dịch chuyển bị hạn chế do các tổ chức quanh hạch bị viêm.
2.3. Giai đoạn 3
Thường được gọi là giai đoạn nhuyễn hóa với đặc trưng làhạchđã mềm hơn, sờ vào vùng da có hạch cảm thấy mềm nhũn, dễ ấn sâu. Quan sát bên ngoài, vùng da này xuất hiện triệu chứng sưng và đỏ tấy, mặc dù không có cảm giác đau hoặc nóng.
2.4. Giai đoạn 4
Khi bệnh nặng hơn, trên hạch thường có mủ và dễ vỡ, tạo thành những lỗ li ti rất khó liền có màu tím. Phần lớn các bệnh nhân ở giai đoạn này đều xuất hiện sẹo lồi, nhăn nheo làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ.
2.5. Giai đoạn 5
Lúc này, vị trí hạch sẽ tạo thành đường dò ra da có bờ mỏng và tím tái
Những vết sẹo lồi trên da do bệnh gây ra
Ngoài những triệu chứng điển hình ở từng giai đoạn thì người bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt nhẹ hoặc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Một số trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm hoặc những bộ phận khác như phổi, xương cũng bị ảnh hưởng bởi lao. Song, các biểu hiện của bệnh xuất hiện toàn cơ thể thường mang tính chất nặng nề hơn.
Đối với những ngườibệnh laohạch thuộc thể khối u thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình như ở cổ có khối u, xuất hiện nhiều hoặc chỉ một hạch nổi to. Theo thời gian, nhóm hạch này tạo thành một khối, dính vào nhau, nhưng hoàn toàn không bị đau hay đỏ. Khi khối u phát triển quá to có thể chiếm phần lớn vùng cổ, nặng hơn nữa là gây biến dạng cổ người bệnh. Một số hạch thường khu trú ở vùng mang tai hoặc dưới hàm cũng rất dễ bị phì đại và gặp nhiều khó khăn trong điều trị.
3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Sự xuất hiện và phát triển của bệnhlao hạchthường không có triệu chứng rõ rệt nên việc khám và chẩn đoán bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Thông qua việc quan sát thông thường, bác sĩ hoàn toàn không có đủ cơ sở để kết luận bệnh. Trong quá trình khám, bác sĩ nên sử dụng một số phương pháp hỗ trợ để chẩn đoán xác định bệnh một cách chính xác nhất. Cụ thể, bác sĩ thường kết hợp các triệu chứng lâm sàng và kết quả của một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm tế bào bằng cách chọc hạch.
Chọc hạch để thực hiện xét nghiệm tế bào
Xét nghiệm tìm AFB và cấy tìmvi khuẩnlao trong mủ hạch.
Chụp hình X - quang phổi.
Chẩn đoán mô bệnh dựa trên sinh thiết FNA hạch (Fine Needle Aspiration) là chọc dò hạch bằng kim nhỏ để làm tế bào học và vi trùng học.
Thực hiện siêu âm vùng cổ và bụng.
Ngoài ra, một số triệu chứng lâm sàng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác nên bác sĩ cần dựa trên những chẩn đoán phân biệt khác. Điển hình như:
Cần phân biệt bệnh nhân bị viêm hạch mạn tính hay cấp tính, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Đối với hạch viêm do nhiễm khuẩn thường được xác định khi xuất hiện những triệu chứng như sưng đỏ, sờ vào hạch thấy mềm nhưng đau. Trong điều trị, hoàn toàn đáp ứng với chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
Đối với bệnh Non-Hodgkin và Hodgkin: thường được phân biệt dựa trên làm tủy đồ hoặc sinh thiết hạch.
Nhóm hạch di căn gâyung thư: dựa trên một số triệu chứng đặc trưng của nhóm ung thư nguyên phát và làm sinh thiết hạch.
Các loại u lành tính: điển hình như u nang bạch huyết, u xơ, u mỡ,...
4. Các giải pháp phòng ngừa bệnh
Mặc dù, bệnhlao hạchkhông gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng không có nghĩa các bạn có thể chủ quan, ỷ lại và không phòng ngừa. Thực tế, những triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Một số bệnh nhân bị bệnh nặng, để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ khiến họ cảm thấy tự ti rất nhiều.
Vậy làm thế nào để hạn chế khả năng mắc bệnh? Sau đây là một số biện pháp giúp bạn dễ dàng ngăn ngừa bệnh:
Cần xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ đúng giờ, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nhất là người lớn tuổi và trẻ em.
Duy trì lối sống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh
Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần/ngày. Nếu bị sâu rằng cần phải thăm khám, chữa trị hoặc nhổ bỏ chiếc răng hư. Bảo vệ răng miệng cũng là một giải pháp hiệu quả giúp hạn chế khả năng bị trực khuẩn lao xâm nhập và phát triển.
Tiêm chủng vacxin lao đầy đủ.
Nếu bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh lao hạch, các bạn nhớ tuân thủ đúng với chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng điều trị bệnh dứt điểm. Việc chữa bệnh kịp thời giúp tăng khả năng khỏi bệnh và hạn chế khả năng tấn công của trực khuẩn lao sang các bộ phận khác.
Trên đây là một số chia sẻ chi tiết về các vấn đề xoay quanh bệnhlao hạch. Để hiểu rõ hơn về bệnh, các bạn nhớ tham khảo những thông tin bổ ích trên đây. Đồng thời, đừng quên chia sẻ bài viết này cho những người thân để cùng nhau chung tay phòng ngừa bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!