Tin tức
Bệnh kiết lỵ là loại bệnh gì? Mẹ nên làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?
- 03/06/2020 |Kiết lỵ: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị
- 28/04/2021 |Trẻ bị kiết lỵ: nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc
- 17/05/2021 |Cảnh giác đặc biệt với các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
1. Bệnh kiết lỵ là gì?
Kiết lỵ là một dạng bệnh lý khiến đường tiêu hoá bị nhiễm trùng bởi một số loài vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Hầu hết các trường hợp người bệnhkiết lỵ(lỵ trực khuẩn và lỵ amip) là dovi khuẩnShigella hoặc Entamoeba histolytica gây tổn thương, viêm nhiễm khiến cho hoạt động bài tiết, đại tiện đều bị rối loạn.
Bệnh kiết lỵ khá phổ biến và thường không gây ra quá nhiều triệu chứng bệnh rõ ràng cho nên người bệnh sẽ nhầm tưởng giống dạng bị tiêu chảy thông thường. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng có thể gây ra các biến chứng khác bên ngoài như áp xe gan, màng phổi, màng bụng hay màng tim đều có thể bị tổn thương.
Trẻ bị kiết lỵ là một trường hợp khá phổ biến có thể khiến các bé đi đại tiện liên tục kèm theo máu và các chất dịch nhầy. Nếu bệnh tình không được phát hiện cũng như chữa trị sớm thì các con không chỉ bị ảnh hưởng về sinh hoạt cá nhân mà thậm chí sức khỏe cũng bị đe dọa, tính mạng cũng gặp nguy hiểm.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em là gì?
Như bạn đã biết thì bệnh kiết là do phần ruột già bị viêm nhiễm do một số loại vi khuẩn hoặcký sinh trùnggây hại. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây cũng sẽ là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ ở trẻ em:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ cao hơn các đối tượng khác bởi vì hệ miễn dịch trong cơ thể các con chưa thực sự phát triển mạnh nhất.
Ngoài bệnh kiết lỵ ra thì hầu hết các bệnh khác liên quan đếnhệ tiêu hóađều có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Một số loại thức ăn lạ, các loại thức ăn không hợp vệ sinh sẽ không phù hợp với trẻ nhỏ. Bởi vì hoạt động của hệ tiêu hóa chưa đủ khỏe mạnh, trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, thành ruột sẽ dễ bị tổn thương hơn, tăng nguy cơ bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Thức ăn mà các mẹ ăn vào cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà các con bú.
Trẻ bị kiết lỵ do vệ sinh cá nhân kém: Các con mải mê chơi đùa rất dễ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn có hại trong môi trường thế nhưng lại không có thói quen vệ sinh tay chân sạch sẽ thì nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa rất cao. Ngoài ra, việc mẹ vệ sinh đầu vú trước khi cho con bú cũng cần được chú ý. Vệ sinh quần áo, chăn màn, các vật dụng được sử dụng cho em bé hay phòng ốc ngủ nghỉ cũng sẽ là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ em hay tiếp xúc với những loài động vật cũng có thể bị lây nhiễm bệnh kiết lỵ.
Trẻ bị kiết lỵ có thể là do bị lây truyền từ động vật nuôi
Khi các bé bị kiết lỵ, thông thường cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
Trẻ bịđau bụngvà đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt cơn đau sẽ dữ dội hơn khi bé đang đi đại tiện.
Chất thải không có nhiều nhưng lại ở dạng lỏng, có thể kèm máu và chất dịch nhầy,...
Hậu môn bị đau rát mặc dù không bị táo bón, và phân lỏng.
Có thể xuất hiện các cơn sốt cao, thậm chí sốt cao kéo dài không thuyên giảm.
Khi các con xuất hiện những triệu chứng như trên thì khả năng trẻ bị kiết lỵ là rất cao, các bậc phụ huynh phải mau chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất. Trường hợp các con không được kịp thời điều trị thì nhiều khả năng bé có thể sẽ gặp phải những biến chứng nặng như: Lồng ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa,...
Trẻ bị đau bụng và đại tiện nhiều lần là triệu chứng điển hình của bệnh kiết lỵ
3. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?
Điều trị bệnh kiết lỵ như thế nào? Có cần phải đến bệnh viện hay không?
Bệnh kiết lỵ có thể được điều trị đơn giản chỉ khi được hỗ trợ từ các y bác sĩ có chuyên môn. Trong trường hợp phụ huynh tự ý mua thuốc về nhà cho trẻ uống hoặc thử nghiệm các phương pháp dân gian hoàn toàn có thể gây hại cho tình trạng bệnh của bé. Bệnh không chỉ không được chữa khỏi mà nguy cơ xuất hiện các biến chứng hay tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc chữa bệnh.
Khi ba mẹ phát hiện các triệu chứng bệnh có nghi ngờ là do kiết lỵ thì việc đầu tiên phải làm là tìm tới các cơ sở y tế uy tín để xác định bệnh tình. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và chất thải để có được kết quả chính xác nhất. Các loại thuốc sẽ được chỉ định sao cho phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của các con.
Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì để bệnh không trở nặng?
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cần được các bậc phụ huynh chú ý trong quá trình chữa bệnh kiết lỵ cho trẻ để tình trạng bệnh không tiến triển nặng cũng như giúp bệnh tình mau chóng được cải thiện:
Thức ăn cho các con (hoặc người mẹ đang cho con bú) cần được làm sạch sẽ và nấu chín chứ không được ăn đồ tái, sống.
Trẻ bị kiết lỵ tuyệt đối không được ăn đồ ăn tái, sống
Nguồn thức ăn phải tránh các loại có chứa nhiều chất xơ, dầu mỡ để tránh gây khó tiêu hóa hoặc gây đau rát khi trẻ đi đại tiện.
Hạn chế cho các con ăn quá no trong một bữa mf cần phải chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Không nên cho trẻ bị kiết lỵ ăn quá muộn vào buổi tối trước khi ngủ.
Một số loại thực phẩm có tác dụng giúp trẻ dễ tiêu hóa và làm giảm tình trạng phân lỏng như: Gạo nếp, gạo tẻ, đại mạch, mì, đậu cove, củ mài, đậu non, hạt sen, đậu xanh,...
Rau củ quả cũng nên được bổ sung nhưng dưới dạng nước ép sẽ tốt hơn (Chuối, táo,...).
Sữa chua, sữa đậu nành có chứa hàm lượng cao các chất lợi khuẩn Probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết.
Nên bổ sung thêm nước uống cho các con vì việc đi ngoài nhiều lần sẽ gây mất nước cơ thể. Đặc biệt bổ sung Oresol giúp bổ sung nước và hồi phục sức khỏe nhanh.
Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh kiết lỵ. Tổng đài của viện là1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!