Tin tức

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới và những điều cần biết?

Ngày 28/02/2024
DD Lê Thị Hoa
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên. Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà còn có thể trở nên viêm nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị sưng và to, thường xảy ra ở chân và bàn chân. Chúng có thể có màu xanh lam hoặc tím đậm và thường có dạng sần, phồng lên hoặc xoắn lại.

giãn tĩnh mạch chi dướiHình ảnh giãn tĩnh mạch chi dưới qua hình ảnh siêu âm tại BVĐK Medlatec

giãn tĩnh mạch chi dưới

Hình ảnh tắc và giãn mạch chi dưới qua phim chụp Cắt lớp vi tính

Một số triệu chứng thường gặp trong bệnh lý giãn tĩnh mạch

  • Chân đau nhức, nặng nề và khó chịu.
  • Bàn chân và mắt cá chân bị sưng.
  • Nóng rát hoặc đau nhói ở chân.
  • Chuột rút ở chân, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Da khô, ngứa và mỏng trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng.

giãn tĩnh mạch chi dưới

Tình trạng phồng và nổi các tĩnh mạch chi dưới

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Giãn tĩnh mạch do thành và van tĩnh mạch yếu

Bên trong các tĩnh mạch có những van một chiều có tác dụng giúp máu đi qua và đóng lại ngăn cho dòng lưu thông máu không chảy ngược lại

Một số trường hợp thành tĩnh mạch bị căng ra, mất tính đàn hồi, khiến van yếu đi.

Trong một số trường hợp sự hoạt động không theo nguyên lý của các dòng van làm cho máu rò rỉ và chảy ngược trở lại. Điều này xảy ra máu sẽ tích tụ trong tĩnh mạch khiến tĩnh mạch sưng lên và to ra.

Nguyên nhân khiến thành tĩnh mạch căng ra và các van trong tĩnh mạch yếu đi vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một số người phát triển tình trạng này mà không có lý do rõ ràng.

Một số yếu tố nguy cơ

Giới tính

Phụ nữ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi chứng giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Theo một số nghiên cứu yếu tố nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân làm giãn thành tĩnh mạch, khiến các van thành mạch dễ bị rò rỉ hơn.

Di truyền học

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh lý này thì nguy có bạn bị giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn so với các trường hợp khác.

Tuổi

Tuổi cao, các tĩnh mạch bắt đầm mất đi tính đàn hồi, các van bên trong cũng hoạt động yếu đi hoặc thậm chí là ngừng hoạt động.

Thừa cân

Thừa cân sẽ gây thêm áp lực lên tĩnh mạch, nghĩa là tĩnh mạch phải làm việc nhiều hơn để đưa máu về tim. Điều này có thể gây áp lực lên các van, khiến chúng dễ bị rò rỉ hơn.

Nghề nghiệp

Một số nghiên cứu cho thấy khi đứng trong một thời gian dài sẽ làm cho sự lưu thông của máu bị hạn chế, do đó một số công việc đứng lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.

Thai kỳ

Khi mang thai, lượng máu tăng lên để hỗ trợ em bé đang phát triển. Điều này gây thêm căng thẳng cho tĩnh mạch của bạn.

Nồng độ hormone tăng cao khi mang thai cũng khiến thành cơ của mạch máu giãn ra, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Giãn tĩnh mạch cũng có thể phát triển khi tử cung (tử cung) bắt đầu phát triển. Khi tử cung mở rộng, nó sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu, đôi khi có thể khiến chúng bị giãn.

giãn tĩnh mạch chi dưới

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch chi dưới

Trong một số ít trường hợp, giãn tĩnh mạch là do các tình trạng khác gây ra

  • Cục máu đông trước đó
  • Sưng hoặc khối u ở xương chậu
  • Mạch máu bất thường

Một số phương phápđiều trị giãn tĩnh mạch

  • Dùng tất áp lực:Tất áp lực có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Việc sử dụng tất áp lực giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.
  • Tiêm xơ:Là phương pháp đưa vào lòng mạch dung dịch thuốc gây xơ, thuốc có tác dụng gây viêm lớp tế bào lòng mạch và gây teo xơ tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật:Phương pháp này được chỉ định khi tình trạngsuy giãn tĩnhmạch nặng hoặc đã có biến chứng mà khi điều trị bằng phương pháp nội khoa không còn hiệu quả. Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch, sửa van, lấy bỏ các túi tĩnh mạch giãn, tạo hình tĩnh mạch qua da.
  • Sử dụng sóng cao tần hay Laser tĩnh mạch:

Là phương pháp sử nhiệt độ cao tác dụng trực tiếp lên thành mạch làm teo và xơ hoá lòng tĩnh mạch, từ đó gây tắc tĩnh mạch hiển lớn và loại bỏ dòng trào ngược.

Hiện nay điều trị giãn tĩnh mạch bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần hay Laser tĩnh mạch đã và đang là hướng đi mới. Bởi nhiều ưu điểm mà các phương pháp này mang lại: Phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít biến chứng, tính thẩm mỹ, thời gian phục hồi nhanh…

Nắm bắt được tình hình tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới ngày càng tăng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã và đang triển khai điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp RFA tĩnh mạch.

Với gần 25 năm thành lập và phát triển, Bệnh viện Đa khoa Medlatec quy tụ nhiều đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự cộng tác của nhiều chuyên gia từ các Bệnh viện lớn trực tiếp thăm khám và điều trị. Ngoài ra Medlatec còn trang bị hệ thống Y tế hiện tại, trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt là máy RFA hiện đại phục vụ tốt nhất cho điều trị.

Bạn có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số điện thoạiHotline 1900565656nếu có câu hỏi cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch thăm khám Bác sĩ chuyên sâu để có một phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

giãn tĩnh mạch chi dưới

Ekip điều trị cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000

-Website: medim.vn.

-Email:[email protected].

-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map