Tin tức
Bệnh cường giáp là gì và dấu hiệu điển hình nhận biết
- 25/12/2020 |Góc tư vấn: bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
- 21/12/2020 |Bệnh cường giáp có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả
- 21/12/2020 |Bác sĩ giải đáp: bệnh cường giáp có thai được không?
1. Bệnh cường giáp là gì?
Tuyến giáplà một trong những tuyến nội tiết quan trọng với hoạt động và sức khỏe của con người, giữ vai trò sản xuất hormone cho cơ thể cùng nhiều vai trò quan trọng khác.
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết nằm ở cổ
Vậybệnh cường giáp là gì?Bệnh cường giáplà chức năng tuyến giáp bị cường hóa và hoạt động quá mức cần thiết, dẫn tới tiết nhiều hormone hơn nhu cầu cơ thể cần. Nhiều người nghĩ rằng điều này có thể tốt cho hoạt động của cơ thể, thế nhưng nó lại gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe.
Cường giáp có thể gặp phải ở bất cứ ai ở độ tuổi nào nhưng nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.
2. Bệnh cường giáp - triệu chứng và biến chứng thường gặp
Tuyến giáp liên quan đến rất nhiều hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ thể nên bệnh cường giáp cũng gây nhiều triệu chứng và biến chứng khác nhau.
2.1. Triệu chứng bệnh cường giáp
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Những người bị cường giáp thường gặp phải tình trạng dù ăn như bình thường hoặc ăn lượng nhiều hơn nhưng cũng vẫn bị giảm cân. Triệu chứng này có thể gặp phải ở nhiều bệnh lý, tình trạng sức khỏe khác nên cần kết hợp thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân có phải do cường giáp hay không.
Ngoài ra, có thể một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều.
Tính cách thay đổi thấy thường
Bệnh nhân sẽ hay cáu gắt, căng thẳng và kích thích hơn bình thường. Ngoài ra, có thể dễ khóc, mất tập trung, cơ thể luôn mệt mỏi và khó ngủ.
Rối loạn điều hòa nhiệt
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, hormone được tiết nhiều hơn, chuyển hóa trong cơ thể cũng diễn ra mạnh hơn. Mà quá trình chuyển hóa sinh ra nhiệt, cơ thể sẽ tiếp nhận lượng nhiệt này và khiến thân nhiệt ở mức cao hơn bình thường.
Do đó, bệnh nhân sẽ thường khát và uống nhiều nước, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, nhất là vùng bàn tay và ngực. Cơ thể thi thoảng xuất hiện những cơn nóng bừng.
Rối loạn tiêu hóa
Ảnh hưởng này của bệnh tuyến giáp khiến người bệnh thường bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhiều người còn bị tiêu chảy kéo dài. Lúc này, cơ thể thường bị mất nước nên người bệnh cần bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất.
Rối loạnnhịp tim
Nhịp tim của bệnh nhân sẽ nhanh hơn 100 c/phút ngay cả khi nghỉ, điều này khiến người bệnh cảm thấy khó thở.
Run đầu chi
Bệnh nhân sẽ bị run các đầu chi nên rất khó làm được các công việc cần sự khéo léo như viết chữ, may vá,... Tình trạng này sẽ tăng lên khi bệnh nhân cố gắng tập trung làm việc hoặc xúc động.
Tình trạng run do bệnh cường giáp thường xảy ra hơn ở tay, triệu chứng này xuất hiện khá thường xuyên. Đôi khi tay run rất nhẹ nên bạn khó quan sát bằng mắt thường hay cảm nhận được. Cách để nhận biết là đặt 1 tờ giấy lên trên 2 bàn tay úp, nếu tờ giấy chuyển động theo nhịp, tay bạn đang bị run.
Bướu giáp, có thể lồi mắt
Bướu giáp là dấu hiệu điển hình của bệnh tuyến giáp. Tình trạng này xảy ra do tuyến giáp tiết hormone thyroxin nhiều quá mức, kích thước cơ quan này cũng to lên.
Bệnh cường giáp gây sưng, đau, bướu cổ
Ngoài ra, cường giáp còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể, những triệu chứng thể hiện rõ nhất gồm:
Stress
Khi hoạt động của hormone tuyến giáp với hệ thần kinh kém đi, người bệnh dễ rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng, lo lắng, dễ kích động hơn.
Cường giáp khiến thân nhiệt người bệnh thường cao hơn
Kém vận động
Bệnh cường giápthường gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp, người bệnh sẽ cảm nhận rõ tình trạng: yếu sức,mệt mỏi, đặc biệt dễ mỏi cơ khi vận động thể thao hoặc làm việc.
2.2. Biến chứng
Bệnh cường giáp có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:
Yếu xương
Khi Hormone tuyến giáp tăng tiết và hoạt động mạnh mẽ hơn, nó sẽ cản trở khả năng gắn kết giữa canxi và xương cũng như các tế bào, tổ chức trong xương. Kết quả là xương của người bệnh thường bị yếu, giòn, dễ gãy trước những tác động lực không quá lớn.
Biến chứng tim mạch
Biến chứng này rất nguy hiểm. Tình trạng suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát tốt.
Biến chứng về mắt
Người bệnh cường giáp thường bị chứng lồi mắt, đồng thời gặp phải nhiều vấn đề về mắt như: sưng mắt, đỏ mắt, mờ mắt, song thị, mắt nhạy cảm với ánh sáng, nặng nề nhất là mất thị lực.
Nhiễm độc tuyến giáp là biến chứng nguy hiểm cần can thiệp y tế
Nhiễm độc tuyến giáp
Nhiễm độc tuyến giáp là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, nó gây ra sốt cao, đập mạch nhanh, mất ý thức, mê sảng, đột quỵ,… Khi bị nhiễm độc tuyến giáp, người bệnh cần sớm được đưa tới cơ sở y tế để can thiệp càng sớm càng tốt.
Biến chứng trên da
Dù không phổ biến song bệnh nhân bị cường giáp cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề về da như: nổi mẩn đỏ, sưng tấy da bàn chân, cẳng chân,…
3. Bệnh cường giáp có thể điều trị không?
Trước hết, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định chính xác tình trạng bệnh dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm máu định lượng hormone cường giáp. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh như Scan tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp; xét nghiệm các kháng thể kháng tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp; các xét nghiệm khác như điện tim, mỡ máu, soi đáy mắt,... cho phép đánh giá mức độ phì đại của cơ quan này và tìm hướng điều trị thích hợp.
Bệnh cường giáp hoàn toàn có thể điều trị và khắc phục, tuy nhiên biến chứng bệnh thường khó để phục hồi. Điều trị cường giáp cần đạt được mục tiêu là giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể bằng thuốc, phẫu thuật hoặc chiếu phóng xạ.
Điều trị bằng thuốc
Cần sử dụng thuốc trong thời gian dài để đạt hiệu quả điều trị bệnh. Các loại thuốc điều trị thường có tác dụng quan trọng nhất là ngăn cản tuyến giáp sản xuất quá mức hormone.
Điều trị bằng phẫu thuật
Những bệnh nhân cường giáp có kích thước tuyến giáp lớn, can thiệp đến cấu trúc cổ thì cần phẫu thuật loại bỏ. Phẫu thuật này tương đối an toàn, thực hiện nhanh, phù hợp với cả phụ nữ mang thai và bệnh nhân sức khỏe yếu.
Điều trị bằng chiếu phóng xạ Iot
Phóng xạ này có thể hủy một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp theo mong muốn điều trị. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên vì can thiệp đến cấu trúc cổ và tuyến giáp, hơn nữa không phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân đặc biệt.
Như vậy qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu vềbệnh cường giáp là gì? Căn bệnh này cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để đạt được kết quả mong muốn. Đôi khi bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị nhiều năm liền song nó là cần thiết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!