Tin tức

Bệnh chuột rút xảy ra là do thiếu chất gì và cách xử lý

Ngày 12/12/2020
Tham vấn y khoa:Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Bệnh chuột rút là một trong những biểu hiện của sự co thắt cơ bắp, xảy ra đột ngột và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Vậy người hay bị chuột rút là do thiếu chất gì. Làm thế nào để khắc phục? Những vấn đề này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Đôi nét về bệnh chuột rút

Bệnhchuột rútcó thể gặp ở bất kỳ cơ bắp nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là khu vực bắp chân, bàn chân, đùi, hông, bụng, bàn tay. Những trường hợp hay bị chuột rút thường liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn chuột rút có thể đến đột ngột ở mọi thời điểm. Người bị chuột rút còn cần phải đặc biệt chú ý mỗi khi về đêm vì tình trạng có thể xuất hiện kể cả khi ngủ.

Bệnh chuột rút có thể gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước

bệnh chuột rútcó thể gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước

Nhiều người cho rằng bệnh chuột rút chỉ xuất hiện những triệu chứng nhất thời và cơn đau kết thúc nhanh chóng nên không nguy hiểm. Tuy nhiên, những người bị bị rút thường xuyên chứng tỏ cơ thể đang có những bất thường.Hơn nữa, nếu người bị chuột rút đang lái xe, đứng gần bếp lửa hay đang bơi sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Hay bị chuột rút là thiếu chất gì?

Thiếu chất là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh chuột rút xuất hiện nhiều với tần suất dày đặc hơn. Do đó việc tìm hiểu bị chuột rút là thiếu chất gì là điều nhiều người quan tâm.

Canxi và Magie

Canxi là chất đặc biệt quan trọng đối với hệxương khớpvà khả năng co cơ. Magie là chất có ý nghĩa đối với hoạt động giãn cơ. Cả hai chất này cùng làm việc và luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Chính vì vậy mà khi thiếu một trong hai loại chất này sẽ gây rối loạn chức năng co giãn của cơ bắp và dẫn đến bệnh chuột rút.

Kali

Kali là chất tham gia vào hoạt động của tế bào đồng thời đảm bảo sự co giãn của cơ. Chính vì vậy mà người hay bị chuột rút là thiếu chất gì thì Kali là chất được nghĩ đến đầu tiên. Hàm lượng Kali trong máu giảm so với mức bình thường sẽ khiến cơ yếu dần, hoạt động giảm năng suất và thường xuyên co thắt gây chuột rút.

Cân bằng các loại dưỡng chất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế sự thiếu hụt dẫn đến bệnh lý

Cân bằng các loại dưỡng chất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế sự thiếu hụt dẫn đến bệnh lý

Vitamin nhóm B

Các loại Vitamin thuộc nhóm B hầu hết đều có tác dụng hỗ trợ quá trình dẫn truyền thần kinh, hạn chế sự tê bì chân tay. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung các hợp chất thuộc Vitamin nhóm B sẽ cho hiệu quả đối với việc hạn chế bệnh chuột rút.

Vitamin D

Dù không phải là chất có tác dụng trực tiếp đến sự co rút. Tuy nhiên, Vitamin D có ý nghĩa đối với quá trình ổn định hàm lượng Canxi máu. Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ Canxi, hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh. Vì vậy mà khi thiếu Vitamin D cũng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến bệnh chuột rút.

Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân thiếu chất dẫn đến bệnh vọp bẻ thì một số lý do khác mà bạn cần phải chú ý bao gồm:

  • Vận động quá mức, nhất là với những người làm việc nặng nhọc hay vận động viên sẽ khiến cơ thể thiếu Oxy. Khi đó, nguồn năng lượng sẽ phân hủy thành Pyruvate và tạo ra Acid Lactic, gây ra tình trạng chuột rút trong vài giây hay vài phút.

  • Thời tiết quá nóng hay cơ thể mất nước nhiều do vận động, làm việc sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, muối cũng dễ gây ra chuột rút.

  • Việc bạn đứng quá lâu, sử dụng giày cao gót thời gian dài hoặc giữ nguyên ở một tư thế sẽ khiến cơ bắp không hoạt động, bị căng ra và dẫn đến chuột rút.

  • Người dùng các loại thuốc Statin, Prednisolone, thuốc lợi tiểu,... gây ra rối loạn chất điện giải. Điều này khiến cho hàm lượng các chất Ka, Na, Ca, Mg trong máu hạ dẫn đến bệnh chuột rút diễn ra thường xuyên.

  • Rối loạn hệ thần kinh, căng thẳng cao độ, mang thai hay mắc các vấn đề liên quan đến hệ xương khớp cùng là những yếu tố dẫn đến nhiều trường hợp hay bị chuột rút hiện nay.

Có nhiều nguyên  nhân khác nhau dẫn đến sự rối loạn co giãn cơ bắp và gây chuột rút

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự rối loạn co giãn cơ bắp và gây chuột rút

3. Cách xử lý và phòng ngừa bệnh chuột rút

Những trường hợp hay bị chuột hay bị chuột rút sẽ dẫn đến đau đớn. Người bị sẽ không thể cử động được khi đang diễn ra cơn co rút. Để khắc phục cơn đau và tránh những nguy hiểm trong trường hợp cần thiết, bạn có thể áp dụng một số biện pháp xử lý như sau:

Cách xử lý trình trạng chuột rút đang diễn ra

  • Nếu chuột rút xuất hiện ở chân, cố gắng kéo chân thẳng, bắp chân căng ra tối đa nhất có thể. Dùng tay kéo bàn chân về phía đầu gối và giữ nguyên tư thế đến khi đỡ đau.

  • Massage vị trị hay bị chuột rút nhẹ nhàng để tăng sự lưu thông của tuần hoàn máu.

  • Chườm nóng nếu cơn chuột rút xuất hiện khi bạn không vận động hay vào ban đêm.

  • Chườm lạnh nếu bạn đang luyện tập, vận động mạnh và bị chuột rút.

Những cách xử lý nói trên chỉ có tác dụng giảm các cơn co thắt cũng như triệu chứng đau tức thời. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này lâu dài, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám, kiểm tra và điều trị bệnh.

Cách để phòng bệnh chuột rút

Để hạn chế biểu hiện chuột rút xuất hiện thì bạn cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Nên đặc biệt chú ý các loại thực phẩm giàu Canxi, Magie, Kali, Vitamin,...

  • Đi bộ thường xuyên và đều đặn hơn mỗi ngày.

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, nhất là khi vận động ngoài trời, lúc thời tiết nắng nóng,...

  • Hạn chế mang giày cao gót, giày quá chật để giúp tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng.

  • Ngâm chân với nước nóng mỗi đêm sẽ hạn chế được tình trạng chuột rút cùng với một số bệnh lý khác.

  • Sử dụng Vitamin E, thuốc thư giãn cơ,... để điều trị với trường hợp chuột rút kéo dài và thường liên tục.

Massage để giúp máu lưu thông dễ hơn sẽ có tác dụng giảm đau khi bị chuột rút

Massage để giúp máu lưu thông dễ hơn sẽ có tác dụng giảm đau khi bị chuột rút

Những biện pháp nói trên đều mang tính tham khảo. Cách tốt nhất để biết rõ mức độ, nguyên nhân và khắc phục bệnh chuột rút của cơ thể là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Phòng bệnh cũng là phương pháp đơn giản để bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Hy vọng những chia sẻ của MEDLATEC sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống hiện nay. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ lưỡng hơn, hãy gọi đến số hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:1900.56.56.56để được trao đổi với bác sĩ của chúng tôi.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map