Tin tức

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không? Phòng ngừa bằng cách nào?

Ngày 07/09/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, chân tay miệng là một trong những dạng bệnh lý hay gặp. Phần lớn các trường hợp đều có thể chữa khỏi hoàn toàn, song cũng không ít trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, trang bị kiến thức về bệnh là điều các bậc cha mẹ cần làm.

1. Chân tay miệng là bệnh gì?

Đây là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan mạnh thành dịch với nguyên nhân gây ra bởi virus đường ruột. Trong số đó, hai tác nhân chủ yếu là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Dù ít gặp hơn so với Coxsackievirus A16 song virus EV71 lại gây nên những biến chứng rất nặng nề, có thể dẫn tới tử vong cho trẻ.

Ngoài hai nguyên nhân chủ yếu trên, một số chủng virus thuộc nhóm A, chẳng hạn Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc thuộc nhóm Coxsackie B (B1-B3, và B5) cũng có thể gây bệnh. Điều này lý giải lý do vì sao một trẻ có thể nhiều lần bị nhiễm bệnh.

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị bệnh và có thể bị nhiều lần

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị bệnh và có thể bị nhiều lần

Con đường lây lan chính của bệnh là qua đường tiêu hóa mà chủ yếu là nước bọt, phân, dịch bắn từ ho, hắt hơi, chất nôn hoặc dịch từ các nốt phỏng của trẻ. Do vậy, trẻ rất dễ bị nhiễm virus khi tiếp xúc với đồ chơi, mặt bàn ghế hoặc các vật dụng chung có virus gây bệnh. Vì vậy, vào những thời điểm có dịch, nhà trẻ, khu vui chơi dễ trở thành ổ dịch.

Mặc dù có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong năm, song thời gian từ tháng 3 tới tháng 5, tháng 9 đến tháng 12 là phổ biến hơn cả.

Biểu hiện thường thấy của bệnh là tổn thương ở da, niêm mạc với hình thức các nốt phỏng nước, vị trí tập trung nhiều gồm: niêm mạc miệng, lòng bàn tay chân, gối, mông.

Như trên đã nói, virus EV71 có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, nặng nề đối với sức khỏe của trẻ, cụ thể là:

  • Về não bộ: có thể là viêm não, màng não, thân não, não tủy,... với các biểu hiện yếu, liệt chi, ngủ gà, giật mình, run chi, loạng choạng, mắt nhìn ngược, rung nhãn cầu, hôn mê, co giật,...
  • Về tim mạch: có thể là viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, phù phổi cấp, tăng huyết áp,... và nếu không xử trí sớm, có thể dẫn tới tử vong.

2.Chân tay miệngcó thể biểu hiện thành những triệu chứng như thế nào?

Dù là nguyên nhân đến từ các loại virus khác nhau, song triệu chứng ban đầu của bệnh lại giống nhau và dễ gây ra nhầm lẫn, đó là chán ăn,mệt mỏi, sốt nhẹ. Về mặt lâm sàng, nhìn chung, bệnh có thể chia ra 4 giai đoạn đặc trưng gồm:

Ủ bệnh (giai đoạn 1)

Kéo dài trong thời gian từ 3 tới 7 ngày và gần như trẻ bình thường, không có biểu hiện cụ thể.

Khởi phát (giai đoạn 2)

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 tới 2 ngày, các biểu hiện cụ thể bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như: đau rát miệng, họng, biếng ăn, sốt nhẹ, quấy khóc,tiêu chảy,...

Miệng họng đau rát, cơ thể mệt mỏi khiến trẻ quấy khóc

Miệng họng đau rát, cơ thể mệt mỏi khiến trẻ quấy khóc

Toàn phát (giai đoạn 3)

Thường kéo dài từ 3 tới 10 ngày với các triệu chứng đặc trưng và rõ ràng hơn, chẳng hạn như:

  • Miệng lở loét: nguyên nhân là do những nốt ban đỏ xuất hiện trong vòm miệng, trên đầu lưỡi,... sau đó, chúng phát triển thành các bọng nước. Những bọng nước này rất dễ vỡ và loét ra khiến trẻ chảy dãi nhiều hơn, đau đớn, khó nuốt dẫn tới biếng ăn.
  • Da nổi ban: Trên da, đặc biệt là lòng bàn tay, chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, xuất hiện các chấm ban có màu đỏ, phẳng hoặc gồ. Mặc dù vậy, thường chúng không gây đau đớn, ngứa ngáy, cũng thường không để lại sẹo.
  • Mụn lở, rộp da: Đối vớitrẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ, các mụn lở, rộp này thường gặp tại vùng mông.
  • Biến chứng: nếu có biến chứng, thường chúng sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2 - 5 của giai đoạn này. Chủ yếu là biến chứng về thần kinh, tim mạch hoặc hô hấp, khiến trẻ rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,...

Lui bệnh (giai đoạn 4)

Thường là sau 7 ngày kể từ khi khởi phát, nếu không gặp phải biến chứng, trẻ sẽ dần phục hồi, khỏe mạnh.

3. Chẩn đoán và điều trị chân tay miệng

Việc chẩn đoán bệnh thông thường được thực hiện qua khám lâm sàng hoặc kết hợp thêm các xét nghiệm dịch tại hầu họng hoặc từ vết loét.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là thực hiện qua khắc phục, điều trị triệu chứng. Cụ thể là:

  • Cho trẻ vệ sinh vùng miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi.
  • Nếu xuất hiện hiện tượng sốt cao hơn 38,5 độ thì cần được uống thuốc hạ sốt, bổ sung điện giải. Nếu miệng, họng xuất hiện vết loét, có thể dùng gel sát khuẩn để rơ miệng, nếu co giật cần cho uống thuốc chống co giật. Tuy nhiên, uống thuốc khi nào, như thế nào thì cần được bác sĩ chỉ định cụ thể.
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng, vitamin để trẻ nhanh hồi phục.

Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần được bác sĩ chỉ định

Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần được bác sĩ chỉ định

4. Phòng ngừa chân tay miệng thế nào?

Hiện nay, vắc xin phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở Việt Nam vẫn chưa có, do đó, trong các điều kiện thời tiết nóng ẩm, chuyển mùa, cha mẹ cần chủ động thực hiện phòng ngừa cho con.

  • Tập thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên lau rửa, khử trùng nơi trẻ sinh hoạt, đồ dùng cá nhân, đồ chơi của trẻ.
  • Dạy trẻ cách che miệng hoặc dùng khăn che khi ho, hắt hơi.
  • Trường hợp chăm trẻ bị bệnh, cha mẹ cần rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với trẻ, tránh ôm hôn hoặc dùng chung đồ cá nhân của trẻ.
  • Cách ly trẻ bị bệnh ít nhất 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, không nên cho trẻ có những biểu hiện mắc bệnh đến lớp chơi với những trẻ khác. Cần thực hiện khử khuẩn lớp học, nhà ở, đồ chơi, bề mặt các vật dụng… để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác trong lớp và trong gia đình.
  • Đồng thời, trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ để kịp thới phát hiện những bất thường nếu có.

Trẻ cần được hướng dẫn cách giữ vệ sinh, đặc biệt vào thời kỳ dễ bùng dịch

Trẻ cần được hướng dẫn cách giữ vệ sinh, đặc biệt vào thời kỳ dễ bùng dịch

Khi trẻ sốt cao không hạ,khó thở,tim đập nhanh, da nổi vằn, tay chân run rẩy, liên tục bị kích thích, quấy khóc, co giật, nôn ói liên tục, yếu chi,... là các dấu hiệu cảnh báo rất nguy hiểm nên cha mẹ cần lập tức đưa con tới các cơ sở y tế.

Nếu con có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm chân tay miệng hoặc bất kỳ bệnh lý, triệu chứng bất thường nào khác, cha mẹ có thể đưa con tới các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám tạiMEDLATEC, quý khách hãy gọi tới Tổng đài của bệnh viện theo số1900 56 56 56để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map