Tin tức
Bé dậy thì sớm dùng thuốc gì để điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả?
- 03/06/2021 | Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm - bác sĩ giải đáp chi tiết
- 04/06/2021 | Cách điều trị dậy thì sớm, giúp trẻ phát triển bình thường
- 04/06/2021 | Dậy thì sớm ở bé gái: nguyên nhân và các hệ lụy với sức khỏe
- 31/08/2021 | Bé gái dưới 6 tuổi ngực to, có phải do dậy thì sớm?
1. Dậy thì là gì? Trẻ dậy thì sớm do đâu?
Trước khi tìm hiểu bé dậy thì sớm dùng thuốc gì thì phụ huynh nên nắm bắt rõ các nguyên nhân có thể khiến trẻ em có xu hướng dậy thì ngày một sớm hơn. Thực tế, dậy thì được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ để ngày một hoàn thiện hơn về cả thể chất, sinh lý và tâm lý. Thời kỳ này cũng được xem là thời điểm chuyển tiếp để trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành.
Dậy thì là gì? Độ tuổi dậy thì là bao nhiêu?
Hiện tượng dậy thì diễn ra chủ yếu do sự điều tiết của một số hormon tuyến sinh dục. Độ tuổi dậy thì ở bé gái thường nằm trong khoảng 9 - 12 tuổi, với bé trai thì quá trình dậy thì diễn ra chậm hơn, khoảng 10 - 13 tuổi. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, độ tuổi dậy thì ở trẻ có biểu hiện sớm hơn. Vậy hiện tượng dậy thì sớm do đâu?
Theo bác sĩ, sự kích hoạt sớm của một số cơ quan như tuyến sinh dục, tuyến yên và tuyến đồi chính là nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ. Khi đó, trẻ sẽ có những dấu hiệu dậy thì sớm hơn bình thường. Tình trạng này được chia thành 2 loại là dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên.
Mặc dù, dậy thì sớm vẫn phát triển thể chất, tâm - sinh lý bình thường nhưng thời gian phát triển chiều cao, khung xương ở những trẻ dậy thì sớm thường ngắn hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, các yếu tố sau đây cũng liên quan đến sự phát triển sớm ở trẻ, cụ thể như:
-
Dậy thì sớm trung ương: do các bất thường ở não như : u não, chấn thương não, di chứng não do viêm não,...
-
Dậy thì sớm ngoại biên: do có khối u ở buồng trứng, tinh hoàn; bị mắc bệnh lý ở tuyến thượng thận, lạm dụng hoặc tiếp xúc thường xuyên với những sản phẩm có estrogen hay testosteron (kem bôi),... Hoặc nguyên nhân khác là do đột biến gen, u tế bào mầm tiết beta-HCG.
Đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. Tuy nhiên, một vài trường hợp cho thấy hiện tượng này nảy sinh có liên quan đến sự bất thường tuyến thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng hoặc tuyến yên. Bên cạnh đó, một số yếu tố như sử dụng thuốc, huyết thống cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Nếu ba mẹ nghi ngờ trẻ dậy thì sớm có thể thực hiện một số xét nghiệm như chụp MRI, Chụp X-quang xương, xét nghiệm Hormone GnRH,… để xác định chính xác tình trạng của con mình.
2. Nhận biết trẻ dậy thì sớm
Mặc dù, thời kỳ dậy thì diễn ra song song với quá trình phát triển của trẻ nhưng các biểu hiện dậy thì ở bé trai và bé gái không hoàn không giống nhau. Do đó, ba mẹ nên trang bị kiến thức giới tính để sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ con trẻ khi có vấn đề mới nảy sinh. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ về dấu hiệu dậy thì sớm theo từng giới tính:
Các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ em
2.1. Đối với bé gái
Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể dễ dàng nhận biết dựa vào những biểu hiện của cơ thể như vùng ngực phát triển, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, hình dáng của cơ quan sinh dục ngoài thay đổi, mọc lông nách hoặc lông mu. Ngoài ra, cân nặng và chiều cao ở trẻ cũng tăng nhanh hơn.
2.2. Đối với bé trai
Hiện tượng dậy thì sớm ở bé trai được nhận biết với những dấu hiệu như bắt đầu mọc lông nách hoặc lông mu, dương vật và tinh hoàn phát triển với kích thước lớn hơn, giọng nói thay đổi (thường trầm hơn), da nổi nhiều mụn trứng cá (chủ yếu ở mặt, vùng lưng hoặc ngực). Tương tự với bé gái thì bé trai cũng phát triển nhiều về chiều cao và cân nặng.
Ngoài những phát triển đặc trưng trên ở từng trẻ thì trong thời kỳ dậy thì khung xương của trẻ sẽ trưởng thành liên tục. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ dậy thì sớm thường kết thúc sớm hơn so với bạn bè. Do đó, ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy con trẻ lớn nhanh trong những năm dậy thì nhưng về sau chiều cao của trẻ thường không đạt được mức tối đa. Để giúp trẻ hạn chế bị ảnh hưởng do quá trình dậy thì sớm gây ra, ba mẹ nên quan tâm đến con cái cũng như luôn theo dõi và đồng hành cùng con để tìm ra những giải pháp can thiệp phù hợp.
3. Bé dậy thì sớm dùng thuốc gì?
Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ không chỉ khiến bố mẹ cảm thấy lo ngại mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của trẻ, Theo chia sẻ của bác sĩ, những trẻ dậy thì sớm thường có thời gian phát triển khung xương và chiều cao ít hơn nên chiều cao của trẻ khi trưởng thành có thể hạn chế hơn so với những trẻ phát triển bình thường. Ngoài ra, việc dậy thì sớm hơn bạn bè cũng khiến trẻ gặp nhiều vấn đề như: chưa có đủ kiến thức về việc chăm sóc bản thân, xuất hiện cảm giác tự ti do sự khác biệt với bạn bè, khả năng quan hệ tình dục sớm hoặc lạm dụng tình dục cao,...
Phương pháp tiêm hormone cho trẻ dậy thì sớm
Với những trở ngại do tình trạng dậy thì sớm gây ra, hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn tìm giải pháp để giúp trẻ phát triển bình thường. Vậy hiện tượng dậy thì sớm sẽ được điều trị như thế nào? Bé dậy thì sớm dùng thuốc gì? Thực tế, tùy vào tình trạng ở mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp can thiệp khác nhau. Trong đó, phương pháp phổ biến nhất là tiêm hormone đồng vận GnRH nhằm trì hoãn quá trình phát triển GnRH, tốc độ dậy thì và tăng trưởng của cơ thể.
Để giúp con trẻ hạn chế bị ảnh hưởng từ việc dậy thì sớm, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám và can thiệp sớm. Với những trẻ được chỉ định tiêm hormone có thể giúp làm chậm quá trình dậy thì sớm. Nhờ đó, trẻ hoàn toàn có thể đạt được chiều cao lý tưởng theo yếu tố di truyền. Ngoài ra, những áp lực về mặt tâm lý, sinh lý cũng giảm bớt phần nào nên trẻ vẫn có thể phát triển theo đúng độ tuổi của mình.
4. Điều trị dậy thì sớm cho trẻ ở đâu?
Ngoài việc thắc mắc bé dậy thì sớm dùng thuốc gì thì ba mẹ còn muốn tìm hiểu thêm về địa điểm thăm khám và điều trị cho trẻ. Thực tế, không phải cơ sở y tế nào cũng đủ điều kiện để thực hiện tiêm hormone cho trẻ khi được chẩn đoán dậy thì sớm. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu trước những bệnh viện, phòng khám chất lượng, uy tín.
Đối với khu vực Hà Nội, các bạn có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 25 năm kinh nghiệm khám và chữa bệnh. Ngoài ra, cơ sở y tế này cũng đã được công nhận là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế (ngày 7/1/2022).
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín
Khá nhiều bệnh nhân cảm thấy lo ngại về các khoản chi phí điều trị vì các thiết bị y tế, cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn rất được bệnh viện quan tâm. Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có thể tự tin khi đến đây thăm khám vì bệnh viện có áp dụng thẻ Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ. Ngoài ra, có khoảng 40 đơn vị bảo hiểm liên kết với bệnh viện để bảo lãnh viện phí cho bệnh nhân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các chính sách hỗ trợ của bệnh viện, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc bé dậy thì sớm dùng thuốc gì. Ngoài ra, phụ huynh cũng được chia sẻ thêm về một số dấu hiệu dậy thì để dễ dạng nhận diện và giúp đỡ con trẻ can thiệp, vượt qua những trở ngại do hiện tượng sinh lý này gây ra.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!