Tin tức
Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
- 25/07/2020 |Xét nghiệm Galactosemia (GALT) và những điều cần biết về bệnh Galactosemia
- 23/09/2020 |Galactosemia (GALT) - bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose
- 30/05/2022 |Chuyên gia giải đáp: Bất dung nạp lactose là gì? Khắc phục ra sao?
1. Chứng bất dung nạp lactose là gì?
Chứng bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lượng enzyme lactase - một loại enzyme trong ruột non giúp hấp thu đường lactose. Đường lactose có mặt trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai,...
Lactose là loại đường thường có trong sữa
Người mắc chứng bất dung nạp lactose khi ăn uống các thực phẩm, thức uống làm từ sữa cơ thể sẽ không phân hủy và hấp thu được đường lactose. Thay vào đó, lactose được chuyển xuống ruột già, được các vi khuẩn phân hủy thành chất lỏng và chất khí.
Không những không hấp thụ được lactose, người bất dung nạp lactose còn thường gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy khi ăn vào thực phẩm chứa loại đường này. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chứng bệnh này ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ nhỏ khi thường xuyên uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose cũng gây ra.
Thực tế, số người mắc chứng bất dung nạp lactose trên thế giới khá cao. Theo thống kê, hầu hếttrẻ sơ sinhkhi vừa sinh ra đều có khả năng hấp thu lactose, tuy nhiên đến 75% trong số đó trải qua giai đoạn sụt giảm enzyme lactase từ khoảng 2 tuổi đến 12 tuổi.
Nhiều người khi lớn lên mắc chứng bất dung nạp lactose
2. Nguyên nhân gây bất dung nạp lactose
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bất dung nạp lactose, điển hình như:
2.1. Do cơ thể không sản xuất đủ lactose
Đây là tình trạng phổ biến nhất, cơ thể không sản xuất đủ lượng enzyme lactose để phân giải đường lactose, khiến đường lactose di chuyển vào đại tràng không qua quá trình chuyển hóa và hấp thu. Tình trạng bất dung nạp lactose này thường tiến triển từ từ, ruột non sản xuất lượng enzyme thấp hơn so với nhu cầu của cơ thể, đến một lúc nào nữa có thể ngưng sản xuất.
2.2. Do tổn thương ở ruột non
Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ, khi ruột non của trẻ bị tổn thương, mắc bệnh hoặc gặp bất thường sau phẫu thuật dẫn đến giảm sản xuất enzyme lactose. Những bệnh ở ruột non thường dẫn đến chứng không dung nạp lactose bao gồm: bệnh Celiac, nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn,vi khuẩnphát triển bất thường,...
Điều trị những bệnh lý bất thường này giúp khôi phục số lượng enzyme lactose và từ đó triệu chứng bệnh bất dung nạp lactose cũng được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình hồi phục cần thời gian dài hơn so với quá trình ruột non bị tổn thương dẫn đến bất dung nạp lactose.
2.3. Bất dung nạp lactose do yếu tố bẩm sinh
Đây cũng là một nguyên nhân song rất hiếm gặp, trẻ sơ sinh vừa sinh ra đã thiếu hụt enzyme lactose hoặc không thể sản xuất được enzyme này. Rối loạn này có liên quan đến di truyền, trẻ có thể mang gen bất thường gây rối loạn sản xuất lactose từ cha mẹ.
Bất dung nạp lactose có thể do yếu tố bẩm sinh
Tuy nhiên cha mẹ có thể không cùng mắc chứng bệnh này, đây là gen di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường.
Những trẻ sinh non có tỉ lệ mắc chứng bất dung nạp lactose cao hơn so với trẻ bình thường, nguyên nhân chưa được xác định chính xác song các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến sự hoàn thiện của cơ quan tiêu hóa của trẻ trong bụng mẹ, cụ thể là phần ruột non.
3. Giải pháp cho người bất dung nạp lactose
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chứng bất dung nạp lactose cần được phát hiện sớm, cha mẹ cần kiểm soát không cho trẻ uống sữa, ăn các chế phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Trẻ nhỏ có hệ đường ruột yếu, chứng bất dung nạp lactose sẽ gây rarối loạn tiêu hóaảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Với người trưởng thành hoặc trẻ lớn nếu mắc chứng bất dung nạp lactose, không cần thiết phải tránh hoàn toàn song cần kiểm soát lượng đường lactose mà cơ thể có thể hấp thu. Đánh giá khả năng hấp thu lactose của bạn bằng cách theo dõi những triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi ăn thực phẩm chứa loại đường này.
Người bị bất dung nạp lactose thường bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng khi uống sữa
Việc không sử dụng hoặc sử dụng hạn chế sữa, chế phẩm từ sữa ở người bất dung nạp lactose có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng khác, điển hình là Vitamin D và Canxi. Do vậy, bệnh nhân cần lưu ý bổ sung các dinh dưỡng này tăng cường qua thực phẩm cùng viên uống bổ sung. Thực phẩm giàu Canxi ngoài sữa bao gồm: bông cải xanh, tôm, rau quả có lá màu xanh,... Sử dụng viên uống bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc chứng bất dung nạp lactose cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Triệu chứng bất dung nạp lactose thường tự hết sau khoảng 3 tuần ngưng tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa. Để cải thiện nhanh triệu chứng và có thể hấp thu lactose từ thực phẩm, bạn có thể uống enzyme lactose bù cho lượng enzyme mà cơ thể thiếu hụt.
Ngoài quan tâm đến chế độ ăn uống, bệnh nhân bất dung nạp lactose cần lưu ý một số điều sau để kiểm soát tình trạng bệnh:
Trao đổi với bác sĩ nếu chế độ dinh dưỡng không sữa không giúp cải thiện triệu chứng bất dung nạp lactose hoặc không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi sát sao triệu chứng bệnh cũng như tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Cân nhắc việc cho trẻ bú sữa nếu bạn hoặc chồng có tiền sử bất dung nạp lactose.
Uống thuốc và đảm bảo dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ, trường hợp trẻ dùng thuốc cần theo đúng liều lượng và thời gian được kê toa.
Nên hạn chế uống sữa và ăn chế phẩm từ sữa nếu bạn mắc chứng bất dung nạp lactose
Trên đây là những thông tin về chứng bất dung nạp lactose có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành, cản trở việc hấp thu đường lactose và gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa. Nếu trẻ của bạn đang có dấu hiệu bất dung nạp lactose, hãy đưa trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe và được hướng dẫn điều trị, ăn uống đúng cách.
Tổng đài tư vấn sức khỏe1900 56 56 56của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn nếu bạn cần hỗ trợ chi tiết hơn về bất dung nạp lactose là gì cũng như các vấn đề liên quan khác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!