Tin tức
Bác sĩ tư vấn: Trẻ đi ngoài phân đen cứng nguyên nhân là gì?
- 03/12/2021 |Táo bón thực thể là gì, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- 05/11/2021 |Trẻ đi ngoài phân có máu - Có nguy hiểm không?
- 06/01/2022 |Bỏ túi ngay cách xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón hiệu quả
1. Phân của trẻ như thế nào là bình thường?
Trẻ sau khi sinh ra đời từ 1 - 2 ngày sẽ bắt đầu thải phân có màu đen hoặc màu xanh lá cây, có dạng kết dính gọi là phân su. Phân su có thành phần là dịch màng ối, các chất dịch nhầy và các chất mà trẻ hấp thu khi còn trong bụng mẹ. Khi phân su được thải hết, trẻ sẽ thải phân bình thường là những chất còn lại từ sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ được uống.
Trẻđi ngoài phân đencứng là dấu hiệu bất thường
Theo dõi hình thái, màu sắc và mùi của phân ở trẻ là một trong những cách giúp xác định sức khỏe tiêu hóa và bệnh lý mà trẻ có thể mắc phải. Vậy đặc điểm phân của trẻ như thế nào là bình thường?
1.1. Phân của trẻ khi bú sữa mẹ
Sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, ban đầu sẽ kích thích đẩy phân su ra ngoài, sau đó là phân bình thường với đặc điểm như sau:
Phân màu vàng sáng hoặc vàng tươi.
Kết cấu phân lỏng, một số ít trẻ phân hơi sần hoặc vón cục.
Khi mới sinh, trẻ đi cầu khá nhiều nhưng sẽ giảm dần khi hệ tiêu hóa quen với nguồn sữa mẹ, do đó nếu trẻ đi cầu nhiều thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Trẻ khi bú mẹ đi phân kết cấu lỏng, màu vàng là bình thường
1.2. Phân của trẻ khi bú sữa công thức
Khác với nguồn sữa mẹ, thành phần của sữa công thức dù đầy đủ nhưng không thể bằng sữa mẹ nên phân trẻ thải ra cũng khác với đặc điểm như sau:
Phân màu vàng nâu hoặc nhạt, ít sáng hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
Kết cấu phân lớn do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.
Phân có mùi hơi nồng.
Trẻ có thể bị táo bón.
1.3. Phân của trẻ khi bắt đầu ăn dặm
Khi trẻ lớn hơn, sữa mẹ dù giàu dưỡng chất nhưng không đủ nhu cầu phát triển nên trẻ sẽ cần ăn dặm với thức ăn ngoài. Thành phần của thức ăn dặm khác hoàn toàn với sữa mẹ, do đó đặc điểm phân cũng khác hơn, phân thường đặc, sẫm màu và có mùi.
Hơn nữa, tùy vào thực phẩm trẻ ăn vào mà phân cũng có màu sắc hay kết cấu khác nhau. Nếu trẻ ăn dặm quá nhiều chất xơ, phân trẻ thường cứng hoặc thậm chí bị táo bón song không có màu đen giống như bịxuất huyết tiêu hóa.
Do vậy, nếu thấy phân trẻ có các dấu hiệu như: phân đen cứng, khó đi ngoài, phân lỏng dạng nước, có máu trong phân,… là bất thường. Nguyên nhân có thể do bệnh lý tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng,… nên cha mẹ cần lưu ý theo dõi và đưa trẻ đi khám nếu cần thiết.
Trẻ đi ngoài phân đen cứng thường do chảy máu tiêu hóa
2. Trẻ đi ngoài phân đen cứng nguyên nhân là gì?
Màu sắc của phân thông thường phụ thuộc vào các loại thực phẩm hoặc thuốc uống mà chúng ta ăn hàng ngày, với trẻ em cũng không ngoại lệ. Về màu sắc phân của trẻ là màu đen, có thể do các thực phẩm đặc biệt là huyết (tiết) hoặc do thuốc bổ sung sắt hay thuốc chứa Bismuth,… Tuy nhiên, nếu phân của trẻ đen, cứng trong nhiều lần đi ngoài thì nguyên nhân thường liên quan đến bệnh lý về đường tiêu hóa.
Hầu hết màu sắc đen ở trẻ do bệnh lý liên quan đến tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, phổ biến nhất là chảy máu do loét dạ dày - tá tràng. Ngoài ra còn do chảy máu đường mật, chảy máu tĩnh mạch thực quản, chảy máu chân răng, trẻ ho ra máu hoặc chảy máu do viêm hoặc cắt amidan,… Máu chảy tronghệ tiêu hóadưới tác động của dịch tiêu hóa và thức ăn sẽ khiến hồng cầu biến chất trở thành màu đen, khiến phân có màu tương tự.
Phân trẻ cứng thường do chế độ ăn ít rau xanh và chất xơ hoặc uống ít nước, đây cũng là vấn đề tiêu hóa cần lưu ý. Thường lượng máu nhỏ do xuất huyết tiêu hóa sẽ không làm thay đổi màu sắc phân, khi phân chuyển màu đen cứng nghĩa là máu chảy nhiều và có thể do tổn thương tiêu hóa nghiêm trọng.
Cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ đi ngoàiphân đencứng kéo dài
Để xác định được nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân đen cứng là do thực phẩm, thuốc uống hay do bệnh lý, nên theo dõi tình trạng này có kéo dài hay không. Nếu trẻ đang dùng thuốc hay ăn loại thực phẩm đặc biệt có thể gây đổi màu phân, cha mẹ có thể thử cho trẻ ngưng sử dụng một vài ngày. Nếu trẻ không còn đi ngoài phân đen, cha mẹ có thể yên tâm song hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục dùng thuốc hay thực phẩm này.
Nếu trẻ đi ngoài phân đen cứng, ngoài ra còn có các triệu chứng đường tiêu hóa như: đau quặn bụng, mất máu, cơ thể suy nhược,… thì cần đưa trẻ đi khám. Nguyên nhân rất có thể do bệnh lý đường tiêu hóa, trẻ sẽ cần chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa đi ngoài phân đen cũng như các biến chứng sức khỏe khác.
3. Trẻ đi ngoài phân đen cha mẹ nên làm gì?
Khi theo dõi triệu chứng đi ngoài phân đen cứng ở trẻ kéo dài, có thể liên quan đến xuất huyết tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Không nên chậm trễ vì xuất huyết tiêu hóa kéo dài có thể gây thiếu máu, mất máu, sốc nặng, biến chứng nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao các triệu chứng tiêu hóa khác ở trẻ, thực phẩm và thức uống sử dụng hàng ngày để bác sĩ dễ dàng phán đoán nguyên nhân hơn. Nếu do xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng và vị trí xuất huyết, từ đó điều trị phù hợp để cầm máu, làm lành tổn thương.
Trẻ đi ngoài phân đen cứng nguyên nhân là gìcần thăm khám cụ thể mới có thể kết luận. Nếu trẻ đang gặp phải triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!