Tin tức
Bác sĩ giải đáp: xét nghiệm HIV có bị sai kết quả không?
- 30/09/2022 |Cơ sở xét nghiệm HIV Nghệ An chính xác, bảo mật
- 03/10/2022 |Xét nghiệm HIV AB test nhanh có chính xác không? Đối tượng nào cần thực hiện?
- 20/10/2022 |Xét nghiệm HIV tại nhà Quảng Bình - Đăng ký ngay dịch vụ của MEDLATEC!
1. Bệnh HIV/AIDS nguy hiểm như thế nào?
Bệnh HIV/AIDS không chỉ gây ra những nguy hiểm cho cá nhân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cả cộng đồng. Cụ thể như sau:
1.1.Những ảnh hưởng đối với sức khỏe cá nhân:
- Virus HIV có khả năng phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể:
Trong cơ thể của chúng ta có tế bào bạch cầu CD4+. Nhiệm vụ của tế bào bạch cầu này là bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của các loại vi trùng, vi khuẩn và giúp cơ thể phòng tránh được nhiều loại bệnh tật.
Virus HIV gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh
Khi virus HIV xâm nhập cơ thể, chúng sẽ tấn công vào tế bào CD4 và gây ra hiện tượng suy giảm số lượng tế bào này. Ở giai đoạn đầu của bệnh, tế bào này chưa giảm nhiều nên cơ thể người bệnh cũng không có nhiều thay đổi. Người bệnh chỉ xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như ho, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu.
Cho đến khi tế bào bạch cầu CD4 bắt đầu giảm mạnh, cơ thể sẽ bắt đầu gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể kể đến như sưng bạch huyết, lở loét,… Đến giai đoạn cuối cùng của bệnh, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ngày càng suy yếu. Lúc này, bệnh nhân có nguy cơ bị lao, viêm phổi hay một số bệnh ung thư,… đồng thời nguy cơ tử vong rất cao.
- Làm suy yếu hệ tuần hoàn và hệ hô hấp:
Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hay một số bệnh lý về phổi.
- Suy giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và thường bị thiếu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cũng khiến người bệnh phải đối mặt với một số chứng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, những bệnh nhân xuất hiện đốm trắng trên lưỡi do nhiễm nấm Candida thường mệt mỏi và khó ăn và có nguy cơ cao bị viêm thực quản.
- Tác động đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh:
Khi virus HIV tấn công hệ thần kinh trung ương, nó có thể tác động trực tiếp đến dây thần kinh ngoại biên và có thể làm hỏng các dây thần kinh quan trọng. Từ đó, có thể gây ra một số vấn đề như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, hay gặp ảo giác, thị lực kém,…
1.2. Những ảnh hưởng đối với cộng đồng
- Lây lan dễ dàng và nhanh chóng: Virus HIV có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe và thông qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.
Virus HIV có thể dễ dàng lây qua nhiều con đường khác nhau
- HIV/AIDS gây ảnh hưởng về kinh tế: Khi bị nhiễm virus, sức khỏe của người bệnh sẽ bị suy giảm, thậm chí mất khả năng lao động. Cùng với đó, bệnh nhân cũng cần phải chi trả một khoản chi phí điều trị bệnh. Đây là những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cá nhân, gia đình và cả xã hội.
- HIV/AIDS hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu lại dễ lây lan nên thường gây ra tâm lý sợ hãi trong xã hội. Người bệnh và gia đình người bệnh thường bị kỳ thị, xa lánh.
2.Xét nghiệm HIVnhằm mục đích gì?
Xét nghiệm HIV được thực hiện nhằm mục đích tìm ra những kháng nguyên hay kháng thể kháng virus HIV.
Xét nghiệm HIV là cách để nhận diện virus HIV có trong cơ thể người bệnh
Những phương pháp xét nghiệm HIV thường được áp dụng hiện nay:
- Xét nghiệm HIV ab test nhanh phương pháp này có thể thực hiện từ tuần thứ 3 tình từ thời điểm phơi nhiễm với virus.
- Xét nghiệm Realtime PCR giúp đo tải lượng virus có trong máu của bệnh nhân.
- Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể HIV để xác định kháng nguyên và kháng thể HIV.
- Xét nghiệm kháng thể trong máu hoặc dịch tiết cơ thể.
3. Xét nghiệm HIV có bị sai kết quả không?
Cách đọc kết quả xét nghiệm HIV như sau:
- Kết quả xét nghiệm HIVâm tínhlà người bệnh không bị nhiễm HIV tính đến thời điểm hiện tại.
- Kết quả xét nghiệm HIV dương tính khi người bệnh đã nhiễm virus HIV: Chỉ được phép đọc kết quả xét nghiệm Dương tính khi thực hiện xét nghiệm HIV khẳng định hoặc xét nghiệm PCR có phát hiện virus, các xét nghiệm khác chỉ được kết luận là “Chưa xác định” hoặc “Nghi ngờ”. Với những trường hợp được bác sĩ kết luận là Dương tính, người bệnh cần được tư vấn điều trị càng sớm càng tốt để có thể kiềm chế hoạt động của virus. Đồng thời, người bệnh cũng cần thông báo với những người đã từng quan hệ tình dục với mình.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HIV
Về thắc mắcxét nghiệm HIV có bị sai kết quả không, các bác sĩ giải đáp như sau: Xét nghiệm HIV thường có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, nếu xảy ra bất cứ sai sót nào trong quá trình lấy mẫu và phân tích cũng có thể ảnh hưởng đến sai lệch kết quả.
Bên cạnh đó, thời gian xét nghiệm cũng rất quan trọng. Nếu bạn đang trong giai đoạn “cửa sổ” thì cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể thì kết quả có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả. Ngoài ra, khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh bị mắc bệnh lao, xơ gan hoặc đang sử dụng một số loại thuốc,… cũng có thể ảnh hưởng đến nhận diện kháng thể.
Chuyên gia gợi ý các mốc thực hiện xét nghiệm:
+ Lần thứ 1: Xét nghiệm ngay sau khi phơi nhiễm để xác định người bệnh chưa bị nhiễm virus trước đó.
+ Lần thứ 2: Xét nghiệm khi người bệnh phơi nhiễm với virus trong ít nhất 1 tháng.
+ Lần thứ 3: Xét nghiệm HIV sau 12 tuần từ khi phơi nhiễm virus.
+ Lần thứ 4: Nếu lần 3 cho kết quả âm tính thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm thêm một lần nữa vào thời điểm 6 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ.
Như vậy từ 3 đến 6 tháng tính từ thời điểm có hành vi nguy cơ chính là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu sản sinh ra kháng thể chống lại virus và cũng chính là thời gian đảm bảo mang lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Nếu bạn có nhu cầu thực hiện xét nghiệm HIV hoặc bất cứ loại xét nghiệm nào khác, hãy gọi đến tổng đài1900 56 56 56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đặt lịch khám sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!