Tin tức
Bác sĩ giải đáp: Ăn măng có hại dạ dày không?
- 25/09/2021 |Ăn chuối lúc đói có gây đau dạ dày và nên ăn loại chuối gì?
- 24/09/2021 |Những cách giảm đau dạ dày khi ăn cay hiệu quả
- 12/10/2021 |Lý giải nguyên nhân bị đau dạ dày vào buổi tối và cách khắc phục
- 13/10/2021 |Đau dạ dày kèm đi ngoài ra máu mạn tính là biểu hiện của bệnh gì?
- 04/11/2021 |Hướng dẫn và gợi ý chế độ ăn đơn giản cho người đau dạ dày
1. Ăn măng có hại dạ dày không?
1.1. Thành phần dinh dưỡng trong măng
Một số loại măng được nhiều người yêu thích chẳng hạn như măng tre, măng trúc, măng nứa, măng tây, măng vầu,… Trong 100g măng có chứa: Chất bột đường: 5,5g, chất béo: 0,1g, chất đạm: 2g, canxi: 15mg, sắt: 0,6mg và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Măng là thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất
Một số tác dụng của măng là giúp giảm cân, rất tốt cho người ăn kiêng, giúp kiểm soát cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch, chống ung thư, tăng cường sức khỏe miễn dịch, chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp, giúp điều trị táo bón, có tính kháng khuẩn và virus.
1.2. Ăn măng có hại dạ dày không?
Măng rất ngon, hấp dẫn và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng đối với nhiều người bệnh, đặc biệt là người mắc bệnh lý về dạ dày rất hạn chế ăn loại thực phẩm này vì họ băn khoăn “ăn măng có hại dạ dày không”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh dạ dày không nên ăn măng với những lý do sau đây:
Trong các loại măng có chứa glucozit - đây là một chất đặc biệt nếu xâm nhập vào dạ dày nó có thể bị thủy phân và tạo ra acid cyanhydric gây ra tình trạng ăn mòn dạ dày. Chính vì thế, những người bị viêm loét dạ dày khi ăn măng sẽ khiến vết loét bên trong lan rộng hơn, khiến cho những cơnđau dạ dàytrở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu không chế biến kỹ, acid cyanhydric cũng chính là nguyên nhân khiến cho một số trường hợp bịngộ độc thực phẩmdo ăn măng.
Người bị bệnh dạ dày không nên ăn măng
Măng có nhiều chất xơ khiến cho việc tiêu hóa của những bệnh nhân bị đau dạ dày càng trở nên khó khăn hơn, khiến dạ dày gặp nhiều áp lực và cuối cùng dẫn tới những cơn đau dạ dày. Như chúng ta đã biết, nếu thức ăn không được tiêu hóa sớm sẽ gây ra tình trạng tích trữ thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn bị lên men, sinh khí và gây ợ chua, đầy bụng,… Măng càng già thì chất xơ càng nhiều và càng làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
Món măng muối chua được rất nhiều người yêu thích nhưng người mắc phải những bệnh lý về dạ dày thì không nên ăn loại măng này. Trong các loại măng muối chua có chứa rất nhiều sinh vật có khả năng lên men. Khi bạn ăn loại măng này thì vết loét trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, người bị đau dạ dày nên loại bỏ thực phẩm này trong chế độ ăn của mình.
1.3. Người bị bệnh dạ dày kiêng ăn gì?
Ngoài thắc mắc “ăn măng có hại dạ dày không” thì người mắc bệnh lý về dạ dày cũng nên kiêng một số thực phẩm dưới đây:
- Nên kiêng các loại đồ uống chứa caffein để tránh kích ứng niêm mạc và hạn chế nguy cơ tiết dịch dạ dày, giảm nguy cơ đau dạ dày và hình thành vết loét ở dạ dày.
- Nên kiêng các loại thức ăn cay nóng để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng.
- Nên kiêng thực phẩm chứa chất béo, đồ ăn chiên rán, một số thực phẩm chế biến sẵn,… để giảm áp lực cho dạ dày vì những thực phẩm này thường rất khó tiêu và còn có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Kiêng một số thực phẩm từ sữa để giảm các triệu chứng đau dạ dày.
- Không nên ăn những thực phẩm có chứa acid vì những loại thực phẩm này có thể khiến hình thành các vết loét trong dạ dày hoặc khiến cho các vết loét ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Những đối tượng không nên ăn măng
Ngoài những người bị các bệnh về dạ dày thì những trường hợp dưới đây cũng không nên ăn măng:
- Phụ nữ mang thai: Trong măng có một số độc tố, khi xâm nhập vào cơ thể có nguy cơ gây ngộ độc khiến mẹ bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Chính vì thế, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ loại thực phẩm này.
Phụ nữ mang thai không nên ăn măng
- Người bị bệnh thận: Trong măng có chứa nhiều canxi vì thế không tốt đối với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là trường hợp bị suy thận.
- Người bị bệnh gout: Những trường hợp bệnh nhân mắc gout cũng cần thận trọng với căn bệnh này. Một số chất trong măng sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu làm cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
3. Một số lưu ý khi ăn măng
Cách chế biến cũng có thể giúp làm giảm độc tố trong măng và giúp hấp thu tốt nhất những giá trị dinh dưỡng từ loại thực phẩm này. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến măng:
- Nên luộc măng thật kỹ và rửa lại nhiều lần với nước để giảm lượng độc tố cyanide, từ đó tránh nguy cơ hình thành axit cyanhydric và cuối cùng là tránh gây hại cho dạ dày.
- Không nên ăn măng tươi quá nhiều và thường xuyên: Măng có chứa nhiều chất xơ và nếu bạn ăn măng quá nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ chất xơ làm bít tắc ruột.
Măng ngâm giấm có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Không nên ăn măng ngâm giấm, hoặc ăn măng xổi: Măng ngâm giấm có thể kích thích vị giác, khiến bữa cơm của bạn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cách chế biến này có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nếu ngâm giấm nhưng măng chưa vàng hoặc chưa chua thì tính độc hại sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “ăn măng có hại dạ dày không” và một số lưu ý khi ăn măng. Đối với những trường hợp mắc bệnh dạ dày, tốt nhất không nên ăn măng và nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của mình để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể gọi đến tổng đài1900 56 56 56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tham khảo thêm thông tin về sức khỏe hoặc để đặt lịch khám sớm nếu có nhu cầu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!