Tin tức
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?
- 09/09/2024 | Thuốc đặt Utrogestan 200mg cho bà bầu là gì? Có an toàn với thai nhi không?
- 10/09/2024 | Cẩn trọng với mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu
- 12/09/2024 | Thuốc Nospa cho bà bầu là gì? Một vài lưu ý khi sử dụng
- 13/09/2024 | Tham khảo 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con trai và những lưu ý
- 14/09/2024 | Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu và lưu ý khi áp dụng
1. Nguyên nhân dẫn đến dị tật ở trẻ sơ sinh
Thực tế, trẻ sơ sinh có thể mắc phải những hội chứng như Down, sứt môi, thấp lùn,... do những nguyên nhân phổ biến như:
- Phụ nữ trên 35 tuổi mang bầu và sinh con.
- Bố hoặc mẹ bị dị tật di truyền lại cho con.
- Người mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ mang bầu.
- Mẹ bầu tiếp xúc với phóng xạ từ môi trường, hóa chất độc hại trong một số loại thực phẩm, đồ uống hoặc chất gây kích thích.
- Người mẹ lạm dụng hoặc sử dụng thuốc tránh thai sai cách,...
Rủi ro dị tật ở thai nhi có thể do nhiều nguyên nhân
Như vậy, sử dụng thực phẩm độc hại hoặc không tốt cho thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi. Chính vì vậy, trong suốt thời kỳ mang bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, chị em cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
2. Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?
2.1. Những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Những loại hải sản như cá kiếm, cá ngừ,... thường chứa lượng thủy ngân cao dễ khiến não bộ hay hệ thần kinh của thai nhi bị ảnh hưởng. Đây là loại thực phẩm mẹ bầu không nên dùng.
Lượng thủy ngân trong cá ngừ không tốt cho bà bầu
2.2. Đu đủ xanh
Mủ trong đu đủ xanh có khả năng làm tử cung của mẹ bầu co thắt. Ngoài ra, khi ăn đu đủ xanh, chị em còn dễ bị dị ứng như da phát ban, miệng bị sưng. Nguy hiểm hơn là khó thở, sốc phản vệ ảnh hưởng đến thai nhi.
2.3. Thực phẩm sống, chưa qua chế biến
Ký sinh trùng như giun, sán trong thực phẩm chưa qua chế biến như thịt sống, gỏi,.. có khả năng xâm nhập, tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ mắc dị tật. Do vậy trong 3 tháng đầu thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ bầu không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chưa qua nấu chín.
2.4. Nội tạng động vật
Tuy rằng chứa một lượng lớn sắt, đồng, vitamin A,... nhưng nội tạng động vật lại không phải thực phẩm thích hợp cho bà bầu. Bởi hàm lượng cao vitamin A, khoáng chất đồng trong nội tạng động vật có thể gây tình trạng nhiễm độc gan, tăng nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi.
2.5. Rau mầm sống
Rau mầm như giá đỗ chủ yếu được ăn sống. Tuy nhiên, nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, E.coli lại dễ xâm nhập vào rau mầm qua vết nứt khi nảy mầm và sẽ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt khi nuôi cấy rau mầm.
Các loại rau mầm có nguy cơ bị nhiễm một số loại vi khuẩn
Để giảm thiểu nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hay dị tật ở thai nhi do tác động của loại vi khuẩn, mẹ bầu không nên ăn rau mầm sống. Thay vào đó, em nên chế biến chín những loại rau này.
2.6. Thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng lớn đường và muối
Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, mì tôm, bánh kẹo,... không tốt cho bà bầu. Bởi trong phần lớn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn đều chứa rất nhiều đường, muối, chất bảo quản. Trong đó, lượng đường cao có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu đường, khiến thai nhi dễ bị dị tật.
2.7. Măng tươi
Trong măng tươi thường chứa Glucozit. Khi được cơ thể hấp thụ thì Glucozit sẽ biến đổi thành Axit Xyanhydric. Đây là một chất độc gây triệu chứng buồn nôn, thở khó, thậm chí là tử vong.
2.8. Dứa
Trong dứa có chứa Bromelain, hợp chất này được chứng minh là có thể khiến tử cung mềm ra, dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm. Ngoài ra, khi ăn nhiều dứa, mẹ bầu dễ bị dị ứng, hoặc gặp vấn đề về đường ruột.
2.9. Mướp đắng
Theo phân tích, hợp chất kiềm nằm trong mướp đắng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ kích thích tại niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ ngộ độc. Mặt khác, lượng histamin trong loại quả này còn là tác nhân gây ra một số triệu chứng dị ứng như da nổi mẩn, ngứa ngáy, đau bụng, nôn ói, tim co thắt, khó thở,...
Khi ăn mướp đắng non, mẹ bầu có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm như sinh non, sinh con mắc dị tật, hay thậm chí là sảy thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, chị em tốt nhất nên tránh ăn mướp đắng. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, lượng mướp đắng mẹ bầu ăn cũng không nên quá 2 trái/tuần.
2.10. Trứng sống
Trứng chưa qua chế biến có thể chứa một số loại vi khuẩn như Salmonella, dễ gây ngộ độc với các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy, cơ thể sốt cao,....
Mẹ bầu không nên ăn trứng sống
Trong một số trường hợp, chị em còn gặp phải biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai. Do vậy, trong thời gian mang bầu, nhất là 3 tháng đầu, chị em không nên ăn trứng sống.
Bên cạnh hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm không tốt cho thai nhi cũng như cơ thể, mẹ bầu nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Bởi phần lớn những chất kích thích này đều không tốt cho cơ thể người mẹ và thai nhi.
3. Những loại thực phẩm có lợi bà bầu có thể tham khảo
Thực tế, vẫn có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho bà bầu, phù hợp để chị em bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Chẳng hạn như:
- Thực phẩm giàu đạm: Thịt nạc bò, thịt nạc heo,... nói riêng hay thịt đỏ nói chung đều rất giàu đạm. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, kẽm,... giúp hạn chế tình trạng cơ thể mẹ bầu và thai nhi bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Cá hồi giàu axit béo Omega 3, nhóm chất này tham gia hiệu quả vào quá trình kích thích não bộ, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
- Măng tây rất giàu axit folic hỗ trợ phòng chống dị tật cho thai nhi.
- Trái cây giàu vitamin C: Những loại trái cây có múi như cam, bưởi,... đều giàu vitamin C. Loại vitamin này giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, cải thiện sức đề kháng.
- Sản phẩm chế biến từ sữa: Phần lớn thực phẩm chế biến từ sữa đều có hàm lượng cao các dưỡng chất như đạm, chất béo, khoáng chất canxi, vitamin D,... Mẹ bầu có thể tham khảo bổ sung sữa chua, sữa tươi hoặc sữa cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nho và chuối: Nho thường chứa nhiều canxi và các loại vitamin. Còn chuối lại giúp cơ thể bổ sung sắt, phòng ngừa tình trạng thiếu máu.
- Khoai lang giúp mẹ bầu bổ sung nhiều loại vitamin, chất xơ,... phòng tránh táo bón. Không những vậy, vitamin A trong loại củ này còn kích thích xương khớp, da, mắt của trẻ phát triển.
- Ngũ cốc cung cấp năng lượng vừa đủ cho mẹ bầu; hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường, biến chứng tim mạch.
- Một số loại đậu: Đây là nhóm thực phẩm đặc biệt thích hợp để bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó, hàm lượng chất xơ, folate, canxi, đạm,... trong các loại đậu rất tốt cho bà bầu, giúp phòng ngừa dị tật ở thai nhi.
Măng tây là loại thực phẩm phù hợp cho bà bầu
Từ phân tích trên đây, câu hỏi bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh đã phần nào được giải đáp. Tốt nhất, mẹ bầu nên đảm bảo khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn về chế độ sinh hoạt phù hợp. Một địa chỉ y tế uy tín mẹ bầu có thể lựa chọn là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!