Tin tức
Bà bầu ăn củ sắn được không? Những lợi ích ít ai biết của củ sắn
- 29/07/2022 |Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn bơ có tốt không và cần lưu ý điều gì?
- 30/07/2022 |Góc tư vấn: Bà bầu ăn ngô có tốt không và những lưu ý quan trọng
- 06/08/2022 |Bà bầu ăn xoài chín được không và lợi ích mang lại là gì?
Liệubà bầucó ăn được củ sắn không
1. Những lợi ích của củ sắn
Sắn hay còn gọi là khoai mì, đây là loại củ khá phổ biến và được biết đến với hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Trong đó phải kể đến như tinh bột, chất đạm, chất béo cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nó mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể
Chăm sóc sức khỏe làn da
Từ xa xưa các bà các mẹ đã xem củ sắn như một loại thực phẩm vàng trong việc chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là giúp da trắng sáng, mịn màng. Được biết, trong củ sắn có hàm lượng nước và các khoáng chất dồi dào nên có tác dụng cấp ẩm, trị thâm nám, hỗ trợ làm sáng da. Còn chần chờ gì nữa mà chị em không thêm ngay củ sắn vào thực đơn trong các bữa ăn để sở hữu làn da khỏe, đẹp.
Giảm cân, cải thiện vóc dáng
Ngoài giúp làm đẹp da, củ sắn còn được biết đến với công dụng thần kỳ là hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng. Thành phần chủ yếu có trong củ sắn bao gồm nước, chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt chứa hàm lượng calo thấp. Điều này giúp cơ thể no lâu, hạn chế thèm ăn .Vì thế, nếu có ý định giảm cân chị em nhất định không thể bỏ qua củ sắn.
Sắn có công dụng thần kỳ là giảm cân, cải thiện vóc dáng
Giúp xương chắc khỏe hơn
Không chỉ có mang lại tác dụng bên ngoài mà củ sắn còn mang lại nhiều lợi ích từ bến trong. Chẳng hạn như tác dụng tăng cường sức khỏexương khớp. Trong củ sắn có chứa hàm lượng lớn kali, phốt pho. Đây cũng chính là 2 loại khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển của xương khớp. Vì thế, để có hệ xương khớp chắc khỏe, bạn hãy bổ sung thật nhiều sắn nhé.
Hạn chế tình trạngtáo bón
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón. Đồng thời, củ sắn lại chứa một lượng lớn chất xơ, điều này giúp tăng cường hoạt động tiêu hoá, cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, củ sắn còn giúp cần bằng chỉ số đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Được biết, thành phần của củ sắc có tính chất tương tự như bazơ kiềm. Điều này có tác dụng làm dịu, giảm tiết axit dạ dày,... Từ đó, hạn chế được các nguy cơ hình thành nên bệnh như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Vậy nên, hãy bổ sung thật nhiều củ sắn để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh bạn nhé.
Tăng sức đề kháng
Củ sắn được xem là một trong những thực phẩm có hàm lượngVitamin Ccao. Ước tính, cứ mỗi 100g củ sắn thì có tới 40% axit ascorbic mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày. Đồng thời, vitamin C có tác dụng tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút có hại, mang lại một cơ thể khoẻ mạnh, không bệnh tật.
Ăn củ sắn thường xuyên có thể tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật
2. Bà bầu có ăn được củ sắn không
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng củ sắn mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho cơ thể. Tuy nhiên, có phải củ sắn sẽ tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả bà bầu?
Bà bầu có ăn được củ sắn không
Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng tốt đối sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, ăn sắn là không tốt cho mẹ bầu và thai nhi, nhất là trong thời kỳ đầu.
Nguyên nhân là do trong củ sắn có chứa hàm lượng cyanhydric-hợp chất dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá, trong đó cóngộ độc thực phẩm. Được biệt, chất này thường tập trung chủ yếu ở phần vỏ và hai đầu của củ sắn.
Đồng thời, trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu còn khá yếu và có sức đề kháng tương đối yếu gây khó khăn trong việc loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể. Đây cũng là điều khiến phụ nữ mang thai rất dễ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn sắn.
Nói tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi "bà bầu có được ăn củ sắn không" là không nên, cần hạn chế ăn thực phẩm này để tránh gây ra những tác hại không mong muốn cho mẹ và bé.
Bà bầu không nên ăn sắn, nhất là những tháng đầu của thai kỳ
Lưu ý khi bà bầu ăn sắn
Biết rằng ăn sắn là không nên, nhưng nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai lại rất thèm loại củ này. Vì vậy, cần có những lưu ý gì khi ăn sắn cho bà bầu?
Đầu tiên, hãy đảm bảo lột sạch bỏ sắn trước khi cho vào luộc. Đồng thời, cắt bỏ hai đầu của củ sắn để loại bỏ các chất độc có hại.
Tiếp theo, ngâm sắn với nước sạch từ 1 - 2 ngày và rửa lại với nhiều lần.
Khi lựa chọn củ sắn, nên ưu tiên chọn những củ còn tươi, vừa mới thu hoạch. Vì để càng lâu thì củ sẵn sẽ tích tụ càng nhiều chất độc.
Không được ăn củ sắn sống, phải luộc chín trước ăn.
Nên ăn sắn với một mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng no giả, chị em sẽ không cảm thấy thèm ăn và không muốn ăn thêm bất kỳ thứ gì nữa.
Có thể ăn sắn kèm với các thực phẩm khác, đặc biệt nên ăn kèm với thức ăn có chứa nhiều protein để giảm bớt chất độc bên trong củ sắn.
Có thể thấy rằng, mang thai là thời điểm cơ thể chị em phụ nữ suy yếu nhất. Vì thế, việc quan tâm đến chế độ ăn uống là điều rất cần thiết. Về băn khoăn bà bầu ăn củ sắn được không thì câu trả lời là không nên. Tuy nhiên, trong trường hợp chị em quá thèm ăn thì cần chú ý đến những điều mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bà bầu ăn củ sắn được không. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý vị vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!