Tin tức
Ăn ốc có béo không: Tìm hiểu lời giải đáp chi tiết và lưu ý ăn đúng cách
- 01/04/2024 | Bà bầu ăn ốc được không: mọi điều nên biết để đưa ra quyết định sáng suốt
- 28/10/2024 | Ăn nhãn có béo không: Tham khảo lời giải đáp chi tiết và những lưu ý quan trọng
- 11/11/2024 | Cháo thịt bò hạt sen: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
- 11/11/2024 | Khám phá công thức cháo tôm rau cải cho trẻ ăn dặm
1. Thành phần dinh dưỡng của ốc
Ốc là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích không chỉ hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cụ thể như sau:
- Protein: Ốc là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp duy trì và xây dựng các tế bào trong cơ thể;
- Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và tăng cường hệ miễn dịch;
- Magie: Giúp duy trì huyết áp ổn định, hỗ trợ chức năng tim mạch và tăng cường sức khỏe xương;
- Selen: Là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật;
- Phốt pho: Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương chắc khỏe, hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng;
- Sắt: Cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy;
- Các chất dinh dưỡng khác: Ốc còn chứa các chất dinh dưỡng khác như kẽm, đồng, vitamin B12…
2. Giải đáp ăn ốc có béo không?
Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ăn ốc có béo không?
Ăn ốc có béo không là thắc mắc của nhiều người
Câu trả lời là hoàn toàn không béo. Trung bình trong mỗi 100g ốc, lượng calo có thể dao động từ 70 đến 85 kcal, tùy thuộc vào loại ốc và cách chế biến. Điều này cho thấy ốc là thực phẩm có ít calo và chất béo, rất phù hợp cho chế độ ăn kiêng.
Thông tin mà có thể nhiều người chưa biết đó là ốc còn hỗ trợ quá trình giảm tích tụ mỡ và loại bỏ chất béo dư thừa ở một số vùng cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp ốc với các thực phẩm lành mạnh như rau củ và trái cây để có thể đạt được hiệu quả giảm cân cao hơn.
3. Những lưu ý ăn ốc đúng cách
Như vậy, thắc mắc ăn ốc có béo không đã được giải đáp. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi khi ăn ốc cần lưu ý những gì. Dưới đây là những lưu ý khi ăn ốc để đảm bảo lợi ích đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
Không nên để ốc quá lâu
Thông thường, nhiều người thường ngâm ốc trong nước nhiều giờ đồng hồ hoặc để qua đêm để giúp loại bụi bẩn. Tuy nhiên, hành động này khiến ốc dễ bị ngạt thở và chết, một số con ốc chết sẽ ảnh hưởng đến số lượng ốc còn lại. Không những vậy, khi ăn phải những con ốc chết còn có thể khiến bạn bị tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Ngâm ốc thật kĩ và sạch trước khi chế biến
Ngâm ốc quá lâu có thể khiến ốc chết nhiều nhưng nếu bỏ qua bước này, món ốc sẽ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi môi trường sống của ốc là bùn đất nên trong ruột và vỏ của chúng có rất nhiều bùn đất và tạp chất. Tốt nhất, bạn nên ngâm ốc với nước vo gạo, nước muối pha loãng hoặc nước pha giấm trong khoảng 40 - 50 phút để tăng hiệu quả làm sạch và khử trùng.
Rửa sạch ốc trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần phải luộc ốc thật chín
Vì là loài vật sống dưới nước nên trong ốc chứa rất nhiều vi khuẩn và ấu trùng giun sán. Do vậy, khi ăn ốc bạn cần đảm bảo luộc chín thật kỹ để loại bỏ các loại vi khuẩn.
Không nên uống bia khi ăn ốc
Việc kết hợp ăn ốc và uống bia là một thói quen phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Ốc và các loại hải sản nói chung chứa hàm lượng purine khá cao. Khi kết hợp với rượu bia, purine sẽ chuyển hóa thành acid uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout hoặc làm quá trình vận chuyển máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, có thể tắc nghẽn mạch máu.
Tần suất ăn hợp lý
Mặc dù ốc là một món ăn ngon và bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn quá nhiều ốc, trung bình nên ăn ốc một đến hai lần một tuần.
Không kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C
Không kết hợp ốc với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi... vì có thể gây ra phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Đối tượng nào không nên ăn ốc?
Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây cũng nên hạn chế sử dụng ốc:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Ốc có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé;
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn ốc
- Người bị bệnh gout và xương khớp: Ốc chứa nhiều purine, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Việc tiêu thụ nhiều purine sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh;
- Người bị huyết áp cao: Ngoài thành phần dinh dưỡng đã kể trên thì ốc có chứa một lượng natri đáng kể - một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp. Khi tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể sẽ giữ nước nhiều hơn, làm tăng áp lực lên thành mạch máu, từ đó làm huyết áp;
- Người bị dị ứng hải sản: Các loại hải sản, bao gồm cả ốc có thể gây ra tình trạng dị ứng. Việc ăn ốc có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.
Trên đây là toàn bộ thông tin được cung cấp nhằm giải đáp thắc mắc ăn ốc có béo không cũng như trang bị những lưu ý cho bạn đọc trong quá trình chế biến và thưởng thức các món ăn có nguyên liệu chính là ốc. Bạn thắc mắc bản thân liệu có thuộc nhóm đối tượng không nên ăn ốc hoặc cần đặt lịch thăm khám các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!