Tin tức
Ăn kiwi có béo không? Tìm hiểu lượng calo có trong kiwi
1. Thành phần dinh dưỡng của kiwi
Quả kiwi được biết tới là loại hoa quả với hương vị thơm ngon, đồng thời mang lại nguồn dinh dưỡng đa dạng đối với sức khỏe, cụ thể:
- Vitamin C: Cao gấp đôi cam, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại và hỗ trợ quá trình hấp thu sắt;
- Chất xơ: Chất xơ trong kiwi giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, từ đó giảm thiểu tình trạng táo bón và tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân;
- Kali: Kiwi giàu kali, một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp và bảo vệ tim mạch;
- Vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và sức khỏe xương;
- Các vitamin và khoáng chất khác: Kiwi còn chứa vitamin E, vitamin A, folate, đồng và magie, đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.
2. Giải đáp ăn kiwi có béo không?
Ăn kiwi có béo không? Kiwi liệu có làm ảnh hưởng đến vóc dáng và quá trình giảm cân hay không? Đây là thắc mắc mà nhiều người đặt ra, đặc biệt đối với chị em đang quan tâm đến vóc dáng và áp dụng các chế độ giảm cân.
Kiwi là một loại trái cây ít calo và chất béo, vì vậy khi ăn kiwi không gây tăng cân. Trong khoảng 100g kiwi chỉ có khoảng 60 - 70 calo. Ngoài ra, kiwi còn rất giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Nhiều chị em thắc mắc ăn kiwi có béo không?
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi bổ sung kiwi vào thực đơn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên tiêu thụ với số lượng vừa phải, khoảng 2-3 quả mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
3. Ăn kiwi có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Tăng cường hệ miễn dịch
Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, kiwi giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cải thiện tiêu hóa
Hệ tiêu hóa được cải thiện đáng kể khi ăn kiwi bởi sự hỗ trợ của lượng chất xơ có trong loại quả này
Bảo vệ tim mạch
Kali có trong kiwi giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Hỗ trợ giảm cân
Chất xơ trong kiwi tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm lượng calo nạp vào.
Kiwi có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình giảm cân
Tốt cho mắt
Kiwi chứa lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện giấc ngủ
Một số nghiên cứu cho thấy ăn kiwi trước khi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tốt cho làn da
Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong kiwi giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường độ đàn hồi của da.
4. Cách ăn kiwi đúng cách
Chọn kiwi
Nên chọn quả kiwi có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Vỏ kiwi căng mọng, có lông mịn, đều màu, không bị thâm tím, trầy xước. Quả kiwi chín thường có trọng lượng nặng tay so với kích thước của nó, có mùi thơm nhẹ, dễ chịu.
Lưu ý trong khâu lựa chọn kiwi đảm bảo chất lượng và hương vị
Cách ăn quả kiwi chuẩn
- Ăn trực tiếp: Trước khi ăn, bạn nên rửa sạch vỏ kiwi với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó dùng dao sắc cắt đôi quả kiwi theo chiều dọc.Dùng thìa hoặc nĩa để múc phần ruột kiwi ra và thưởng thức;
- Kết hợp với các món ăn khác: Kiwi có thể cắt nhỏ trộn với sữa chua, sử dụng trang trí cho nhiều loại bánh hoặc chế biến thành món salad trái cây.
Bảo quản kiwi
- Nhiệt độ phòng: Nên để kiwi ở nhiệt độ phòng để quả chín tự nhiên;
- Tủ lạnh: Để bảo quản kiwi đã chín, bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nên lưu ý thời gian bảo quản để giữ nguyên chất lượng và hương vị của loại quả này.
5. Lưu ý khi ăn kiwi
Một số thực phẩm không nên ăn cùng kiwi
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Vitamin C có nhiều trong kiwi khi kết hợp với protein trong sữa sẽ tạo ra phản ứng hóa học, không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ cả hai loại thực phẩm mà còn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu…;
Không nên ăn kiwi cùng sữa và các sản phẩm từ sữa
- Cua: Trong cua có chứa hợp chất arsenic pentavalent, khi kết hợp với vitamin C trong kiwi thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc;
- Dưa chuột: Trong dưa chuột có một loại enzyme có khả năng phá hủy vitamin C. Vì vậy, khi ăn chung hai loại quả này, lượng vitamin C có trong kiwi sẽ bị giảm đi đáng kể.
Những người cần tránh ăn kiwi
Người có vấn đề về tiêu hóa: Những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược axit, hoặc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn kiwi vì loại trái cây này có hàm lượng acid cao;
- Người đang dùng thuốc: Kiwi có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp và thuốc chống viêm;
- Người mắc chứng đi tiểu nhiều lần: với hàm lượng nước lớn, việc ăn nhiều kiwi có thể làm tăng tần suất đi tiểu nên tốt nhất không nên ăn nếu đi tiểu thường xuyên;
- Người bị sỏi thận: Kiwi có hàm lượng oxalat cao, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận;
- Người bị bệnh gout: kiwi chứa purin, có thể làm tăng lượng axit uric trong máu làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
Thắc mắc ăn kiwi có béo không đã được giải đáp chi tiết, do đó bạn đọc có thể áp dụng những thông tin trên đây để thưởng thức loại trái cây thơm ngon này một cách hiệu quả, tốt cho sức khỏe. Các thông tin cần tư vấn chi tiết về hàm lượng dinh dưỡng, đối tượng sử dụng loại quả này, bạn đọc hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!