Tin tức

Ai nên đi khám dạ dày - Quy trình thăm khám chuẩn y khoa

Ngày 23/11/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khám dạ dày định kỳ là một thói quen tốt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường (nếu có). Ngoài việc khám định kỳ, bạn cũng nên đi thăm khám ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh lý dạ dày để được điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian và chi phí hiệu quả.

1. Những đối tượng nên khám dạ dày

Dạ dày là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, bất cứ tổn thương nào xuất hiện ở dạ dày đều sẽ làm quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Việc thămkhám dạ dàysẽ giúp tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Không chỉ khám khi có bất thường mà khám dạ dày định kỳ cũng là thói quen nên được duy trì, tốt cho sức khỏe. Việc thăm khám định kỳ cũng giúp phát hiện được dấu hiệu nguy cơ, từ đó, bạn sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh trong ăn uống và sinh hoạt, hạn chế tối đa sự xuất hiện của các bệnh lý nguy hiểm.

Sau đây là những đối tượng nên đi thăm khám dạ dày:

Những trường hợp có dấu hiệu đau bụng kéo dài nên thăm khám dạ dày định kỳ

Những trường hợp có dấu hiệu đau bụng kéo dài nên thămkhám dạ dàyđịnh kỳ

  • Người thường bị đau bụng âm ỉ, đặc biệt là ở thượng vị, bị đau bụng khi đói hoặc khi ăn các loại đồ chua cay.
  • Người thường xuyên chán ăn, có cảm giác buồn nôn, hay ợ nóng hoặc ợ chua, bị khó tiêu và chướng bụng.
  • Người hay bị nấc nghẹn khi ăn hoặc uống, có dấu hiệu khó nuốt.
  • Người hay bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Cân nặng bị giảm đột ngột và không rõ nguyên nhân cụ thể.
  • Người có tiền sử bị nhiễm HP hoặc trong gia đình đã có người từng bị ung thư đường tiêu hóa.
  • Người thường xuyên ăn hải sản hoặc chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Người bị nghiện rượu bia, thuốc lá, bị thừa cân hoặc béo phì.

2. Khám dạ dày bao gồm những gì?

Việc thămkhám dạ dàysẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và áp dụng các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, cụ thể:

  • Chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng kết hợp với tiền sử bệnh lý và các vị trí đau để đưa ra đánh giá ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm hoặc siêu âm khác để kết quả chẩn đoán được chính xác hơn.
  • Nội soi dạ dày là phương pháp rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày - thực quản - hành tá tràng. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng niêm mạc dạ dày, phát hiện các ổ loét, can thiệp cầm máu, sinh thiết các vùng nghi ngờ ung thư và xét nghiệm HP dạ dày.

Thăm khám dạ dày gồm nhiều nội dung khác nhau

Thăm khám dạ dày gồm nhiều nội dung khác nhau

  • Xét nghiệm HP hơi thở: Bệnh nhân sẽ uống một viên thuốc UBIT, sau đó khoảng 15 phút sau thổi hơi vào một dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra xem bên trong dạ dày có vi khuẩn HP hay không.
  • Xét nghiệm máu để tìm các kháng thể: xét nghiệm kháng thể kháng vi khuẩn HP lưu hành trong máu nhằm xác định tình trạng nhiễm HP của bệnh nhân.
  • Siêu âm: ít được sử dụng trong đánh giá tình trạng dạ dày, chủ yếu để khảo sát hạch ổ bụng, các khối u xâm lấn cơ dạ dày,...
  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể nhìn ra được những dấu hiệu bất thường ở bên trong dạ dày ví dụ như bị xoắn dạ dày, các khối u,...
  • Chụp MRI: Đây cũng là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra tình trạng dạ dày khi nghi ngờ có ung thư dạ dày, nhằm phát hiện sự xâm lấn của khối u, sự di căn tới hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng. Chụp MRI sọ não giúp tầm soát di căn não.
  • Chụp CT: Sử dụng các tia X để thu được hình ảnh các lát cắt bên trong dạ dày, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng cũng như những bất thường (nếu có) ở dạ dày và giúp tầm soát di căn trong ung thư dạ dày.

3. Quy trình thăm khám dạ dày gồm những gì bước nào?

Quy trình thăm khám dạ dày sẽ được thực hiện qua các bước cơ bản như sau:

Khách hàng khám chuyên khoa Tiêu hóa tại MEDLATEC bởi chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa

Khách hàng khám chuyên khoa Tiêu hóa tại MEDLATEC bởi chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa

  • Bước 1: Đầu tiên, người bệnh phải đăng ký thăm khám và làm các thủ tục liên quan khác.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bao gồm: khai thác tiền sử bệnh lý (của bản thân và gia đình), những loại thuốc hiện đang sử dụng, các triệu chứng đau dạ dày thường gặp phải, thói quen sinh hoạt, ăn uống,... của bệnh nhân để đưa ra nhận định ban đầu.
  • Bước 3: Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng: Tùy thuộc từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp khám cận lâm sàng (các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) đã được đề cập ở phía trên.
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ thông qua kết quả thăm khám cận lâm sàng để tiến hành phân tích và trao đổi với bệnh nhân về tình trạng dạ dày hiện tại. Nếu đang mắc bệnh lý về dạ dày, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị và hướng dẫn cụ thể hơn.

4. Những lưu ý quan trọng khi thăm khám dạ dày

Sau khi tìm hiểu về nội dungkhám dạ dàyvà quá trình thăm khám cơ bản, người bệnh cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán cuối cùng:

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng trước và sau khi thăm khám

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng trước và sau khi thăm khám

  • Người bệnh cần thông báo cụ thể những loại thuốc mình hiện đang sử dụng cũng như tiền sử dị ứng thuốc (nếu có) và những bệnh lý hiện đang mắc phải cho bác sĩ.
  • Đối với những trường hợp phảinội soidạ dày thì cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ đồng hồ và không uống bất cứ thứ gì trong tối thiểu 2 tiếng. Đồng thời, bệnh nhân cũng không được sử dụng các chất kích thích hoặc thuốc lá trước khi nội soi. Sau khi hoàn tất thủ thuật, bệnh nhân không được ăn uống hoặc khạc nhổ trong 30 phút. Người được tiến hành nội soi nên có người nhà đi cùng để thuận tiện hơn cho quá trình chăm sóc và kiểm tra. Đồng thời, người bệnh cũng không nên ăn đồ cay nóng sau khi nội soi để tránh kích thích khiến dạ dày khó chịu.
  • Người bệnh có thể chuẩn bị trước các câu hỏi mà mình thắc mắc cho bác sĩ thăm khám sau khi có kết quả kiểm tra.

5. Thăm khám dạ dày ở đâu uy tín?

Một địa chỉ thăm khám dạ dày uy tín mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn là Phòng Khám Đa khoa MEDLATEC trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng tiến hành thăm khám, đảm bảo sự an toàn và tin tưởng.

Thăm khám dạ dày uy tín và chuyên nghiệp tại MEDLATEC

Thăm khám dạ dày uy tín và chuyên nghiệp tại MEDLATEC

Với gần 30 hoạt động, MEDLATEC hiện đang sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu, cụ thể:

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được nhận chứng chỉ CAP cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
  • Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh đầy đủ, đồng bộ và tiên tiến như nội soi,siêu âm, X-quang, CT Scan, MRI,...

Với những ưu điểm như vậy, Quý khách có thể hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn thămkhám dạ dàyvà điều trị tại MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline1900 56 56 56của MEDLATEC hoặc đến trực tiếpPhòng khám Đa khoa MEDLATEC tại địa chỉ số 2/82 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nộiđể được tư vấn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map