Tin tức
7 cách giảm đau bụng sau khi phá thai chị em nên biết
- 05/11/2021 |Ra máu nhiều sau khi sử dụng thuốc phá thai có làm sao không?
- 15/06/2022 |Góc giải đáp: Phụ nữ phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?
- 27/10/2022 |Phá thai 1 lần có con được nữa không? Cần bao lâu mới hồi phục được?
1. Trường hợp nào không nên giữ lại?
Mặc dùphá thailà việc làm không ai mong muốn song có một số trường hợp không thể giữ lại thai nhi nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và tránh những hậu quả khôn lường về sau nếu đứa trẻ ra đời. Tuy nhiên, quyết định giữ hay phá thai cần được thảo luận kỹ lưỡng giữa bác sĩ và gia đình nhằm đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Một số trường hợp không nên giữ thai là:
- Mẹ bầu bị chửa trứng với biểu hiện ốm nghén dữ dội đi kèm tình trạng ra máu vùng kín, nguy cơ rất lớn bị ung thư rau thai.
- Thai phụ bị các bệnh nặng như tim mạch, lao phổi tiến triển, basedow, AIDS giai đoạn cuối hoặc những trường hợp đang điều trị bệnh bằng hóa trị, xạ trị.
- Thai nhi bị dị tật, khuyết tật bẩm sinh.
- Thai chết lưu trong tử cung hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Những trường hợp dính thai, thai dị dạng gây ra những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạnh của mẹ.
Một số trường hợp không thể giữ thai nhi để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ
2. Vì sao phá thai lại gây đau bụng?
Dù thực hiện phá thai bằng bất kỳ phương pháp nào thì sau khi kết thúc thủ thuật người phụ nữ thường sẽ gặp tình trạngđau bụngdưới, chỉ khác nhau là mức độ đau sẽ khác nhau tùy phương pháp thực hiện và cơ địa từng người. Việc tìm hiểu cách giảm đau bụng sau khi phá thai sẽ giúp các chị em cải thiện triệu chứng và nhanh chóng hồi phục để trở lại cuộc sống bình thường. Nguyên nhân phá thai gây đau bụng có thể do:
- Đau bụng do thuốc phá thai: Trong thời gian sử dụng thuốc, tử cung sẽ co bóp nhằm mục đích đẩy thai ra ngoài. Điều này gây ra tình trạng đau bụng từng cơn hoặc âm ỉ.
- Bụng đau do can thiệp y tế: Với những phương pháp phá thai khác không sử dụng thuốc, các can thiệp y tế vào tử cung để lấy thai sẽ có thể gây ra những tổn thương trong buồng tử cung khiến tử cung co thắt nhiều hơn, dẫn đến đau bụng dưới.
- Sót nhau hoặc thai: Trường hợp thai và nhau thai bị sót sẽ gây ra những cơn đau bụng dữ dội đi kèm là hiện tượng ra máu âm đạo sau khi thực hiện thủ thuật phá thai.
- Nhiễm trùng: Sau khi phá thai, tử cung sẽ nhạy cảm hơn, những tổn thương niêm mạc buồng tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn, mầm bệnh tấn công. Việc vệ sinh vùng kín sau khi phá thai kém hoặc không kiêng cữquan hệ tình dụcsẽ dẫn đến nhiễm trùng. Khi đó, phụ nữ sẽ gặp tình trạng đau bụng dữ đội,khí hưra nhiều, sốt cao,…
Đau bụng khi phá thai có thể do tác động từ các can thiệp y tế
3. Cách giảm đau bụng sau khi phá thai ngay tại nhà
Dưới đây là tổng hợp những cách giảm đau bụng sau khi phá thai an toàn và hiệu quả theo khuyến cáo của chuyên gia mà bạn có thể áp dụng.
Chườm nóng
Chườm nóng là cách giảm đau bụng sau khi phá thai hiệu quả và đơn giản mà bất kỳ chị em nào cũng có thể thực hiện. Chườm ấm sẽ giúp làm ấm vùng bụng, giảm căng cơ và tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó giảm các cơn co thắt tử cung và cải thiện tình trạng đau bụng sau khi phá thai.
Nghỉ ngơi
Để hạn chế tình trạng đau bụng kéo dài sau khi phá thai cũng như những biến chứng khác như nhiễm trùng, chảy máu,… thì tốt nhất bạn nên dành nhiều thời gian để nằm nghỉ ngơi, tránh vận động quá mạnh hoặc đi lại nhiều.
Massage
Sau khi phá thai, các chị em có thể massage nhẹ nhàng thường xuyên vùng bụng. Việc massage sẽ giúp máu lưu thông tốt, các cơ giãn ra làm giảm co thắt tử cung và giúp giảm đau bụng hiệu quả.
Massage có thể giúp giảm co thắt tử cung và cải thiện triệu chứng đau bụng
Sử dụngthuốc giảm đau
Sau khi phá thai, nếu cơn đau bụng dữ dội, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa Paracetamol với liều 500mg hoặc Ibuprofen 200 - 400mg uống cách nhau 4 - 6 tiếng.
Vận động nhẹ nhàng
Sau khi phá thai, bạn có thể thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga để giúp máu lưu thông tốt, giảm đau bụng. Bên cạnh đó, việc vận động sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, nhanh chóng vực dậy tinh thần trước nỗi đau mất con.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và cải thiện tình trạng đau bụng sau khi phá thai, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ưu tiên các loại thực phẩm được chế biến ở dạng cháo, súp, dễ tiêu hóa đồng thời uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm kết hợp với các loại nước ép từ rau quả tươi. Nên uống nước ép nguyên chất, hạn chế việc thêm đá và đường.
Không sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá hoặc những chất kích thích gây hại sức khỏe. Chất kích thích có thể làm tăng sự co bóp ở tử cung khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Vệ sinh vùng kín
Việc vệ sinh vùng kín sau khi phá thai là điều cần thiết nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng gây ra những cơn đau bụng dữ dội. Mỗi ngày, bạn nên vệ sinh bằng nước ấm, không thụt rửa vào sâu bên trong. Nếu có tình trạng chảy máu âm đạo thì nên mặc băng vệ sinh và thay băng 4 tiếng 1 lần. Bên cạnh đó, sau khi phá thai, bạn cũng cần phải kiêng quan hệ tình dục, tối thiểu là 2 tháng đầu theo khuyến cáo của chuyên gia.
Với những cách giảm đau bụng sau khi phá thai được tổng hợp ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng và sớm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng kéo dài và dữ dội kèm theo các triệu chứng bất thường thì như sốt, chảy máu âm đạo nhiều,mệt mỏi,chóng mặt,… thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, tránh biến chứng nguy hiểm hậu phá thai.
Thăm khám chuyên khoa nếu sau phá thai có các triệu chứng bất thường
Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến sức khỏe sinh sản, hãy liên hệ với các bác sĩSản phụ khoa - Hệ thống Y tế MEDLATECthông qua tổng đài1900 56 56 56để được tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!