Tin tức
5 điều cần biết về vắc xin ngừa phế cầu
- 18/10/2019 |Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để phòng bệnh cho trẻ
- 21/10/2019 |Có nên tiêm vắc xin phế cầu không và lịch tiêm như thế nào?
1. Vắc xin phòng ngừa phế cầu là gì?
Vắc xinlà chế phẩm có tính kháng nguyên. Nó có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, được chế tạo đảm bảo độ an toàn, giúp cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại các tác nhân gây ra bệnh.
Vắc xin ngừa phế cầucó tên Synflorix có nguồn gốc từ Bỉ, có khả năng ngừa được 10 chủng phổ biến của chế cầu khuẩn gây nhiễm cho trẻ trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Các phế cầu khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể bé, gây viêm phổi, viêm màng não,viêm tai giữa,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề và nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng.
Vắc xin được tiêm ở bắp. Vị trí tiêm thích hợp nhất là mặt trước bên đùi của trẻ nhỏ và delta cánh tay ở trẻ lớn.
Vắc xin ngừaphế cầucó tên là Synflorix
2. Các loại vắc xin ngừa phế cầu ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc xin ngừa phế cầu. Đó là:
Loại 10 chủng (PCV10): Ngoài công dụng chính, loại vắc xin này còn có công dụng ngừa viêm tai giữa,viêm phổi. Chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi, tiêm từ 2 - 4 mũi tùy số tuổi.
Loại 23 chủng (PPSV 23): Loại vắc xin này có khả năng ngừa được tất cả 23 chủng, hữu ích đối với trẻ tử 2 - 5 tuổi và cả người lớn tuổi. Vắc xin chỉ cần tiêm một mũi duy nhất, ít khi cần nhắc lại.
3. Các bệnh dễ mắc khi không tiêm chủng vắc xin viêm phế cầu
Viêm màng não: Bệnhviêm màng nãodo nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, nấm, các chất hóa học, thuốc hoặc do khối u. Khi mắc bệnh, người bệnh biểu hiện các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, đau đầu dữ dội, cứng cổ,... Để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, ngay từ khi còn bé trẻ cần được tiêm phòng vắc xin ngừa viêm phế cầu.
Viêm tai giữa: bệnh viêm tai giữa có thể tấn công cả người lớn và trẻ em do các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lây lan đến tai và gây bệnh. Đây là căn bệnh có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương,... ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
Viêm phổi: là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Bệnh nhân thường biểu hiện các triệu chứng sau khi mắc bệnh: sốt, ho nặng, khó thở, chán ăn, mỏi mệt.
Nhiễm trùng huyết: Đây là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Các trường hợp nhiễm trùng máu nặng sẽ có biểu hiện sau: sốt cao, khó thở, rối loạn nhịp tim,... Vì thế mà vắc xin ngừa phế cầu chính là giải pháp hữu hiệu nếu bạn muốn phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Vắc xin ngừa phế cầu có thể ngừa các bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết
4. Lịch tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu
Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi
Liệu trình 3+1. Đây là liệu trình được khuyến cáo nên sử dụng để có hiệu quả tốt nhất. Liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi (Thông thường sử dụng khi 2 tháng tuổi). Liều thứ 2 cách liều thứ nhất ít nhất 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 ít nhất 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 ít nhất 6 tháng.
Liệu trình 2+1: Liệu trình này sử dụng để thay thế liệu trình 3+1. Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất ít nhất 2 tháng. Liều nhắc lại cách liều thứ 2 ít nhất 6 tháng.
Trẻ có thể chọn một trong hai phác đồ nêu trên.
Đối với trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi mà chưa được tiêm phòng trước đó
Trẻ được chỉ định lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
Liều nhắc lại được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi, phải tiêm cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.
Đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi chưa được tiêm phòng trước đó
Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng và không cần tiêm nhắc lại.
Các mẹ nên chú ý lịch tiêm cũng như phác đồ tiêm cho con em mình
5. Những lưu ý khi sử dụng vắc xin ngừa phế cầu
Những người đang sốt cao cấp tính nên trì hoãn lại lịch tiêm chủng.
Không được tiêm vắc xin ngừa phế cầu theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da.
Những người giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào cần thật thận trọng khi tiêm.
Vắc xin ngừa phế cầu không thể ngăn ngừa được tất cả các tuýp huyết thanh khác ngoài các tuýp đã có trong thành phần vắc xin.
Có thể giảm mức độ đáp ứng kháng thể đối với miễn dịch chủ động đối với trường hợp trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Đối với trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, suy lách, nhiễm HIV, các bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch thì liệu trình tiêm phòng vắc xin thích hợp nên tiến hành khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Cũng giống các loại vắc xin khác, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng shock phản vệ ở trẻ.
Khi sử dụng vắc xin cần lưu ý những phản vệ có thể xảy ra ở trẻ
Vắc xin ngừa phế cầu thực sự cần thiết đối với trẻ em để phòng các bệnh liên quan đến phế cầu như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết hay viêm tai giữa. Các mẹ nên chú ý lịch tiêm cũng như phác đồ tiêm chủng cho con em mình. Bên cạnh đó cũng cần lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng để chủng ngừa.
Tại Hà Nội, gợi ý một địa chỉ y tế cho bạn là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là nơi có hơn 23 năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ lành nghề, trang thiết bị máy móc hiện đại, và tất nhiên việc chủng ngừa vắc xin ngừa phế cầu luôn đạt hiệu quả cao và an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!