Tin tức
3 phương pháp điều trị nang tuyến giáp đang được áp dụng phổ biến
- 24/06/2021 |Bệnh lý tuyến giáp có nguy hiểm không và cách điều trị
- 04/10/2021 |Chuyên gia tư vấn: U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
- 14/08/2021 |Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp và giải pháp phòng bệnh
1. Nang tuyến giáp là bệnh gì?
Nangtuyến giáplà bệnh lý phát triển trong tuyến giáp - đây là 1 tuyến nhỏ nằm ở trước vùng cổ. Tuyến giáp là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hormone cho cơ thể con người. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới, trong độ tuổi từ 40 đến 60.
Nang tuyến giáp là bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi
Các khối nang chủ yếu là lành tính và có kích thước phổ biến từ 2mm hoặc 3mm. Tuy nhiên, trường hợp bị ác tính vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đến thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh để có thể điều trị nang tuyến giáp một cách hiệu quả.
2. Nguyên nhân nào gây ra nang tuyến giáp?
Nang tuyến giáp có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch bị rối loạn: Đây là cơ hội cho những tác nhân bên ngoài như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho chúng ta, trong đó có nang tuyến giáp.
Di truyền: Nếu trong gia đình đã có tiền sử mắc phải nang tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh của chúng ta sẽ cao hơn so với người bình thường.
Gặp phải các bệnh có liên quan đến tuyến giáp: Bệnh nhân khi bịsuy giáphay cường giáp có khả năng mắc nang tuyến giáp rất cao.
Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra nang tuyến giáp
Nhiễm các chất độc hoặc phóng xạ: Nếu hàng ngày bạn tiếp xúc với các chất độc, phóng xạ hoặc đang trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp xạ trị thì rất dễ bị u nang hay thậm chí làung thưtuyến giáp.
Cơ thể bị thiếu i-ốt: Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của tuyến giáp.
Ngoài ra, những người bị béo phì, có lối sống không lành mạnh như hút thuốc hay sử dụng bia rượu quá nhiều,… sẽ tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
3. Làm thế nào để chẩn đoán nang tuyến giáp?
Những khối nang tuyến giáp thường sẽ có kích thước khác nhau từ vài mm cho đến vài cm, lành tính hoặc ác tính. Để có thể điều trị nang tuyến giáp hiệu quả, cần phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán để xác định chính xác tình trạng của người bệnh.
3.1. Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng
Khi có dấu hiệu bị nang tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thông qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này sẽ rất khó để áp dụng với những khối nang có kích thước nhỏ.
Vào thời kỳ đầu, u nang tuyến giáp có kích thước 3mm hoặc nhỏ hơn, vì thế thường rất khó phát hiện bởi các triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết, chỉ phát hiện ra khi khối u có kích thước đủ lớn hoặc thông qua việc siêu âm khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi tiến triển đến thời kỳ muộn, người bệnh sẽ có triệu chứng khó nuốt, khó thở và khàn tiếng. Điều này là do kích thước của nang đã phát triển khá to, cứng và nằm cố định ở phía trước cổ. Vào lúc này, bác sĩ có thể thăm khám và cảm nhận được khối u bằng tay. Đối với khối nang ác tính, phần da ở gần khối u có thể bị thâm sạm, chảy máu hoặc sùi loét.
3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Với phương pháp chẩn đoán này, người bệnh sẽ được thực hiện với các kỹ thuật sau:
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Xét nghiệm máu sẽ được áp dụng để xác định tình trạng nang tuyến giáp là cường giáp, suy giáp hay là không. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm còn giúp phân biệt được bệnh lý này với bướu cổ.
Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp xác định chính xác kích thước, tình trạng và tính chất của nang tuyến giáp.
- Chọc hút tế bào: Mục đích của xét nghiệm này là xác định tính chất của khối nang là lành tính hay ác tính.
4. Điều trị nang tuyến giáp bằng cách nào?
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nang tuyến giáp bằng một trong những cách sau đây:
4.1. Chọc hút dịch nang
Đối với nang tuyến giáp có nhân là chất dịch, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật chọc hút. Rất nhiều người bệnh sau khi thực hiện phương pháp điều trị này, khối nang đã biến mất hoàn toàn trong 1 đến 2 tuần.
4.2. Phẫu thuật
Điều trị nang tuyến giáp bằng phẫu thuật được áp dụng để loại bỏ khối u lành tính, có kích thước lớn làm chèn ép lên các mô xung quanh. Ngoài ra, những khối u bị nghi ngờ là ác tính cũng cần phải tiến hành phẫu thuật với mục đích kiểm tra nguy cơ biến chứng thành ung thư.
4.3. Đốt sóng cao tần - RFA
Đốt sóng cao tần - RFA là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng kim điện có nhiệt độ cao để phá huỷ hoàn toàn nang tuyến giáp. Phương pháp này đang được đánh giá khá tốt vì những ưu điểm sau:
Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người bệnh sau điều trị do không để lại vết sẹo ngang như phẫu thuật.
Thời gian tiến hành điều trị khá nhanh, chỉ tầm khoảng 20 phút.
Chi phí hợp lý.
Hạn chế nguy cơ bị khàn tiếng sau khi điều trị do quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng gì đến dây thanh quản.
Không làm đau người bệnh.
Không gây ra hiện tượng suy giáp sau điều trị và hạn chế được việc sử dụng thuốc hormone hàng ngày.
Điều trị nang tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng tần cao - RFA mang lại hiệu quả cao
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đầu tư trang bị hệ thống đốt sóng cao tần RFA mới nhất với mục đích muốn đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị nang ở tuyến giáp. Đó là máy Viva RF System của hãng STARmed. Đặc biệt, với đội ngũ y bác sĩ luôn tận tâm với nghề và có chuyên môn cao, chúng tôi đảm bảo quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng điều trị.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị nang tuyến giáp. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline1900 56 56 56để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!