Tin tức
Ung thư thực quản và tầm quan trọng của tầm soát ung thư thực quản
- 23/09/2019 |Ai nên làm tầm soát ung thư phổi?
- 24/09/2019 |Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cần được thực hiện sớm
- 24/09/2019 |Tầm soát ung thư ở đâu tốt nhất hiện nay?
1. Bệnh ung thư thực quản là gì?
Đây là căn bệnh xảy ra ở thực quản, hay còn gọi là đoạn ống tiêu hóa, đi từ cổ họng tới dạ dày. Bệnh do các tế bào niêm mạc bên trong thực quản gây ra. Khi phát triển, nó sẽ lan qua các lớp cơ thực quản. Sau đó, tế bào này sẽ di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi và các hạch bạch huyết.Ung thư thực quảnlà bệnhung thưphổ biến thứ 3 trong các bệnh ung thư thuộc đường tiêu hóa.
Ung thư thực quản là một căn bệnh nguy hiểm với các khối u ác tính
Khi bị mắcung thư thực quản, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đau khi nuốt, nuốt nghẹn. Hơn nữa, giọng nói cũng sẽ trở nên khàn khàn và có thể ho hoặc nôn ra máu. Tiếp nữa, người bệnh sẽ trở nên kén ăn, mệt mỏi. Thế nên, ngay khi phát hiện những bất thường này, bạn nên đi kiểm tra vàtầm soát ung thưthực quản.
2. Các giai đoạn ung thư thực quản
Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà các biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết rõ tình trạng cơ thể của mình để có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất.
Bệnh nhân mắc ung thư thực quản thường bị nuốt nghẹn, đau khi nuốt
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở lớp màng trên cùng của thực quản.
Giai đoạn 2: Các tế bào niêm mạc bắt đầu lang sâu đến thành thực quản. Nguy hiểm hơn, nó sẽ xâm lấn đến các tổ chức bạch huyết gần đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, ung thư vẫn chưa đến các bộ phận khác.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp màng sâu hơn của thành thực quản và xâm lấn vào các tổ chức này. Chẳng hạn như lan sang hạch bạch huyết của vùng cạnh thực quản.
Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn những bộ phận khác như phổi, gan, não, hoặc xương.
3. Tại sao nên tầm soát ung thư thực quản?
Theo thống kế, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư thực quản ngày càng tăng lên và đứng thứ ba về mức độ phổ biến. Trên 80% trường hợp mắc bệnh không có những biểu hiện lâm sàng. Hoặc là các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh dạ dày khác như trào ngược dạ dày. Thế nên, khi bệnh đến giai đoạn cuối thì sẽ khó chữa trị hơn và khả năng sống ít hơn.
Ung thư thực quản nên được tầm soát sớm
Do đó,tầm soát ung thư thực quảngiúp bạn phát hiện được bệnh trước khi có các triệu chứng xuất hiện. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch theo dõi và định hưởng cách điều trị ung thư tốt nhất Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi ung thư đã di căn và ở giai đoạn cuối.
Hơn nữa, khi thực hiện tầm soát thấyung thưở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ chuẩn bị tâm lý kỹ càng hơn. Bạn sẽ không quá tuyệt vọng khi đối mặt với căn bệnh quái ác này để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Hoặc là nếu như không phát hiện bất thường thì bạn cũng sẽ loại bỏ được những bất an không đáng có.
4. Các kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán ung thư thực quản
Chắc hẳn, với những thông tin đó, bạn đã biết được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư. Theo các chuyên gia, mỗi người nên thực hiện kiểm tra 1 năm/ lần hoặc 2 năm/ lần. Vậy những phương pháp nào thường được dùng để chẩn đoán ung thư thực quản? Tùy theo sức khỏe và độ tuổi mà bác sĩ sẽ tư vấn những gói khám khác nhau. Tuy nhiên, tầm soát ung thư thực quản phải bao gồm những phương pháp dưới đây.
4.1. Nội soi thực quản
Nội soi là phương pháp cần thiết nhất khi tầm soát ung thư thực quản
Đây là kỹ thuật quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh liên quan đến dạ dày. Các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có đèn sáng gọi là ốngnội soidạ dày đưa qua miệng và mũi đến thực quản. Hình ảnh trên máy soi sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí, kích thước khối u. Nếu như phát hiện bất thường thì sẽ lấy mẫu bệnh tế bào và mô bệnh. Từ đó, quan sát để nhìn thấy tổ chức ung thư và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
4.2. Chụp X - quang
Đây là phương pháp kiểm tra được sử dụng phổ biến trong tầm soát ung thư thực quản. Dựa vào kết quả, các bác sĩ có thể xác định được những bất thường trong thực quản về hình dạng,... Chụp X - quang thường được dùng khi bệnh nhân không thể thực hiện nội soi.
4.3. Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
Các chất chỉ điểm khối u trong máu bao gồm SCC, CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen. Từ việc xét nghiệm, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh. Khi nồng độ pepsinogen giảm có nghĩa là bệnh nhân đang bị viêm teo niêm mạc thực quản. Đây là dấu hiệu có thể dẫn đến căn bệnh ung thư. Đặc biệt, Phương pháp này rất có ý nghĩa để theo dõi sau điều trị.
4.4. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)
Mục đích của nó là dùng để kiểm tra sự di căn và xâm lấn của các tế bào ung thư. Thế nên, CT Scanner có ý nghĩa trong việc đánh giá giai đoạn bệnh để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Chụp cắt lớp vi tính phần ngực - bụng của bệnh nhân giúp chẩn đoán ung thư
Phương pháp tầm soát ung thư thực quản này được thực hiện thông qua một máy tính có kết nối với máy chụp X-quang. Nhờ đó, các bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ các bộ phận cơ thể một cách chi tiết. Cụ thể hơn, bệnh nhân sẽ được chụp cắt phần ngực bụng để đánh giá bệnh ung thư.
4.5. Sinh thiết
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở dạ dày thì bệnh nhân có thể được chỉ định làm sinh thiết. Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô bệnh qua ống nội soi và xem dưới kính hiển vi điện tử để làm sinh thiết. Kỹ thuật này giúp chỉ ra những thay đổi ở mô có khả năng dẫn đến ung thư hoặc chỉ ra ung thư.
Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư thực quản. Nếu bạn vẫn chưa biết nên đi kiểm tra ở đâu thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là sự lựa chọn hoàn hảo. Tại đây, bạn sẽ được sàng lọc ung thư thông qua kỹ thuật nội soi bằng máy MBI cao cấp. Hơn nữa, hệ thống xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tếISO 15189:2012giúp kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Hãy liên hệ qua hotline1900 56 56 56để được tư vấn và đặt lịch khám ngay nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!