Tin tức
Tình trạng thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ em đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
TÓM TẮT
MỤC TIÊU: Nghiên cứu tình trạng thiếu vitamin ở trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố nguy cơ dẫn đếnthiếu vitamin Dở trẻ. PHƯƠNG PHÁP: 98 trẻ dưới 5 tuổi được định lượngvitamin Dtrên máy ADVIA Centaur XP. KẾT QUẢ: tỷ lệ thiếu vitamin D ở 98 trẻ em < 5 tuổi là 73,5%, trong đó tỷ lệ cao nhất gặp ở nhóm 0-12 tháng tuổi (100%), tiếp đến là nhóm 13-36 tháng tuổi (60,7%); số trẻ thiếu vitamin D mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%). Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ. KẾT LUẬN: (1) Tỷ lệ thiếu vitamin D ở 98 trẻ em < 5 tuổi là 73,5%, tỷ lệ cao nhất gặp ở nhóm 0-12 tháng tuổi, tiếp đến là nhóm 13-36 tháng tuổi; số trẻ thiếu vitamin D mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất. (2) Các yếu tố như: tắm nắng hàng ngày, bú mẹ trong 6 tháng đầu, chế độ ăn dặm sớm, chế độ ăn nhiều tinh bột, mẹbổ sung vitamin Dkhi mang thai, việc bổ sung vitamin D sau sinh cho bé, đều ảnh hưởng đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ.
STATE OF VITAMIN DANDSOMERELATEDFACTORSINCHILDRENWHO WERE EXAMEDATMEDLATEC GENERAL HOSPITAL
Nang HT and Luat NN
MEDLATEC General Hospital
ABSTRACT
OBJECTIVE: to study vitamin D deficiency in children under 5 years of age and risk factors that lead to vitamin D deficiency in children. METHODS: vitamin D from blood of 98 children under 5 years of age are detemined on the ADVIA Centaur. RESULTS: the prevalence of vitamin D deficiency in 98 children <5 years of age is 73.5%, of which the highest rate seen in age group of 0-12 months (100%), followed by the age group 13-36 months (60, 7%); mild vitamin D deficiency accounted for the highest percentage (40.8%). Some factors may affect vitamin D deficiency in children. CONCLUSION: (1) The rate of vitamin D deficiency in 98 children <5 years of age is 73.5%, the highest rate seen in the age group 0-12 months, followed by the age group of 13-36 months; Some children lack vitamin D mild highest proportion. (2) Some factors such as daily sun, breastfeeding in the first 6 months, early feeding mode, starchy diet, maternal vitamin D supplementation during pregnancy and postnatal vitamin D supplementation for baby, will affect vitamin D deficiency in children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vì vitamin D được sản xuất từ ánh nắng mặt trời, người ta thường lầm tưởng rằng ở những nước nhiệt đới như nước ta, không có vấn đề thiếu vitamin D. Sự thật là ngược lại: một tỷ lệ lớn dân số trên thế giới, kể cả các nước nhiệt đới, thiếu vitamin D. Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D [3]. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỷ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%. Ở nước ta, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về tình trạng thiếu vitamin D trong cộng đồng đặc biệt là trẻ em. Từ lâu vitamin D đã nổi tiếng với vai trò giúp cơ thể hấp thụ calci, phospho và là yếu tố chính trong bệnh còi xương ở trẻ em. Hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực và biến dạng xương của trẻ. Hiện nay, một nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em Việt Nam đã được công bố [5, 6, 7], trong điều kiện thực tế tại Bệnh viện MEDLATEC, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tình trạng thiếu vitamin D và yếu tố nguy cơ ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện MEDLATEC”với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện MEDLATEC.
2. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện MEDLATEC.
1. PHƯƠNG PHÁP
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em dưới 5 tuổi đếnkhám sức khỏeđịnh kỳ tại Bệnh viện MEDLATEC thời gian từ 1 tháng 4 năm 2012 đến 15 tháng 10 năm 2012. Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ đã được điều trị còi xương hoặc đã được bổ sung vitamin D trước khi đến khám.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Khám lâm sàng, cân đo đánh giá thể lực của bé. Lấy số liệu hàng ngày dựa trên phiếu nghiên cứu. Định lượng vitamin D toàn phần trên máy ADVIA Centaur XP, gồm cả vitamin D2 và vitamin D3 trong máu. Định lượng nồng độ calci máu, phospho máu, alkaline phosphatase trên máy Cobas 6.000 tại Bệnh viện MEDLATEC.
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu vitamin D
Bình thường, nồng độ vitamin D trong máu ≥ 30ng/mL, được gọi là thiếu vitamin D khi nồng độ < 30ng/mL. Thiếu vitamin D mức độ nhẹ: 20-29 ng/mL, mức độ trung bình: 10-19 ng/mL, mức độ nặng: < 10 ng/mL.
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoánsuy dinh dưỡngvà béo phì
Theo phân loại suy dinh dưỡng của WHO (1981): người ta sử dụng điểm ngưỡng là -2SD (độ lệch chuẩn) để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng:
- Suy dinh dưỡng độ I: < -2SD đến -3SD.
- Suy dinh dưỡng độ II: < -3SD đến -4 SD.
- Suy dinh dưỡng độ III: < -4 SD.
1.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các test thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là: test χ2để so sánh và phân tích sự phối hợp và liên quan giữa các biến số trong số các yếu tố nguy cơ thiếu vitamin D.
2. KẾT QUẢ
2.1. Đặc điểm trẻ
Trong thời gian từ 1 tháng 4 đến 15 tháng 10 năm 2012, Bệnh viện chúng tôi tiếp nhận 98 trẻ dưới 5 tuổi đến kiểm tra sức khỏe định kỳ, gồm 49 bé trai (50%) và 49 bé gái (50%).
Bảng 1. Đặc điểm trẻ đến khám sức khỏe
Tháng tuổi |
Nam |
Nữ |
Tổng |
Tỷ lệ % |
0-12 |
8 |
2 |
10 |
10,20 |
13- 36 |
22 |
39 |
61 |
62,24 |
37 – 60 |
19 |
8 |
27 |
27,55 |
Tổng |
49 |
49 |
98 |
100 |
Tỷ lệ % |
50 |
50 |
100 |
Như được chỉ ra ở bảng 1, trong số trẻ dưới 5 tuổi đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện MEDLATEC, nhóm tuổi từ 13- 36 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (62,24%), nhóm tuổi từ 0- 12 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,2%).
2.2. Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi
Trong số 98 trẻ đến kiểm tra sức khỏe có 26 trẻ có nồng độ vitamn D máu trên 30ng/mL, chiếm tỷ lệ 26,5% và 62 trẻ thiếu vitamin D chiếm tỷ lệ 73,5% và được chia thành các mức độ thiếu vitamin D như được chỉ ra ở bảng 2:
Bảng 2. Mức độ thiếu vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi
Nồng độ vitamin D máu (ng/mL) |
≥ 30 |
20-29 |
10-19 |
<10 |
Tổng |
n |
26 |
40 |
15 |
7 |
98 |
Tỷ lệ % |
26.50 |
40.80 |
15.30 |
7.40 |
100 |
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: số trẻ thiếu vitamin D mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%). Sự thiếu vitamin D mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,4%).
2.3. Sự phân bố tình trạng thiếu vitamin D theo nhóm tuổi:
Bảng 3. Sự phân bố tình trạng thiếu Vitamin D theo nhóm tuổi
Tháng tuổi |
Số BN |
Số BN thiếu vitamin D |
Tỷ lệ % |
0-12 |
10 |
10 |
100 |
13-36 |
61 |
37 |
60,70 |
37-60 |
27 |
15 |
55,50 |
Tổng |
98 |
62 |
63,20 |
Như được chỉ ra ở bảng 3, sự thiếu vitamin D chủ yếu gặp ở nhóm trẻ dưới 36 tháng, trong đó nhóm tuổi 0-12 tháng chiếm tỷ lệ 100%, có sự khác biệt so với nhóm kế tiếp một cách có ý nghĩa ( p< 0,05).
2.4. Sự liên quan giữa tình trạng thiếu vitamin D và cân nặng lúc sinh
Bảng 4.Sự liên quan giữa thiếu vitamin D và cân nặng lúc sinh
Cân nặng lúc sinh (gam) |
Số bệnh nhân |
Thiếu vitamin D |
Tỷ lệ % |
< 2.500 |
6 |
5 |
83.,30 |
2.500- 3.900 |
84 |
53 |
63,10 |
≥ 4.000 |
8 |
4 |
50 |
Tổng |
98 |
62 |
63,20 |
Kết quả ở bảng 4 cho thấy: tỷ lệ thiếu vitamin D ở các mức độ cân nặng lúc sinh là tương tự với độ tin cậy 95% (p > 0.05).
2.5. Một số yếu tố liên quan khác với tình trạng thiếu vitamin D
Bảng 5.Một số yếu tố liên quan khác với tình trạng thiếu vitamin D
Tổng số bệnh nhân (98) |
Nồng độ vitamin D ≥ 30ng/mL |
Nồng độ vitamin D < 30ng/mL |
||||
Các yếu tố liên quan |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
Tắm nắng hàng ngày |
35 |
35,70 |
6 |
17,10 |
29 |
82,90 |
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu |
64 |
65,30 |
4 |
6,20 |
60 |
93,80 |
Cai sữa sớm |
27 |
27,50 |
3 |
11,10 |
24 |
88,90 |
Mẹ uống bổ sung vitamin D trong thời kỳ mang thai |
14 |
14,30 |
9 |
64,30 |
5 |
35,70 |
Trẻ uống dự phòng vitamin D trong năm đầu tiên |
19 |
19,40 |
12 |
63,10 |
4 |
36,90 |
Da sẫm màu |
6 |
6,10 |
2 |
33,30 |
4 |
66,70 |
Bệnh nhiễm khuẩn kéo dài |
9 |
9,20 |
2 |
22,20 |
7 |
77,80 |
Tổng |
209 |
44 |
162 |
Bảng 5 cho thấy: tình trạng tắm nắng hàng ngày, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ uống dự phòng vitamin D trong thời kỳ mang thai, trẻ uống dự phòng vitamin D trong năm đầu tiên là những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ.
2.6. Mối liên quan giữa thiếu vitamin D với cân nặng theo tuổi
Bảng 6:Mối liên quan giữa thiếu vitamin D và cân nặng theo lứa tuổi
Cân nặng theo tuổi |
Béo phì |
Bình thường |
SDD độ I |
SDD độ II |
SDD độ III |
Tổng |
≥ 30ng/mL |
2 |
24 |
0 |
0 |
0 |
26 |
<30ng/mL |
11 |
60 |
1 |
0 |
0 |
72 |
Tổng |
13 |
84 |
1 |
0 |
0 |
98 |
Như được chỉ ra ở bảng 6, sự thiếu vitamin D ở trẻ nhẹ cân và béo phì chiếm tỷ lệ cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,05.
:2.7. Nồng độ calci, phospho và alkaline phosphatase ở trẻ thiếu vitamin D
Bảng 7. Nồng độ calci, phospho và alkaline phosphatase ở trẻ thiếu vitamin D
Nồng độ vitamin D (ng/mL) |
Calci máu |
Phospho máu |
Alkaline Phosphatase |
||||||
TSBN |
Giảm < 2 mmol/L |
TSBN |
Giảm < 1.2 mmol/L |
TSBN |
Giảm |
||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
||||
20-29 |
40 |
9 |
22.5 |
8 |
0 |
0 |
11 |
2 |
18.1 |
10-19 |
15 |
11 |
73.2 |
7 |
1 |
14.2 |
7 |
1 |
14.2 |
< 10 |
7 |
6 |
85.7 |
9 |
1 |
11.1 |
8 |
1 |
12.5 |
Tổng |
62 |
28 |
45.1 |
29 |
2 |
6.9 |
39 |
4 |
10.2 |
Các kết quả ở bảng 7 cho thấy: 45,1 % trẻ thiếu vitamin D giảm calci máu, đặc biệt giảm calci máu ở trẻ có mức độ thiếu vitamin D mức độ nặng. Đa số trẻ thiếu Vitamin D không có sự giảm Phospho máu và Alkaline Phosphatase.
3. BÀN LUẬN
3.1. Về tình trạng thiếu vitamin ở trẻ dưới 5 tuổi
Với điều kiện thức tế của Bệnh viện MEDLATEC, rất may mắn chúng tôi được tiếp nhận đối tượng trẻ em đến khám sức khỏe định kỳ. Trong 98 trẻ đến khám từ ngày 1/4/2012 đến ngày 15/10/2012 có 62 trẻ có thiếu vitamin D (73,5%). Đây là những đối tượng có điều kiện về kinh tế và quan tâm sức khỏe cho trẻ. Với mức độ thiếu vitamin D chủ yếu nhẹ, tuy nhiên cảnh bảo tình trạng thiếu vitamin D phổ biến rộng ở trẻ em. Nhóm tuổi dưới 36 tháng chủ yếu thiếu vitamin D, đặc biệt là nhóm 0-12 tháng chiếm 100%. Đây là nhóm tuổi bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và bắt đầu chế độ ăn bổ sung [1].
3.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thiếu Vitamin D
Tập quán kiêng nắng và kiêng gió trong những tháng đầu sau sinh của gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến đến tình trạng thiếu vitamin D. Ngoài ra, trong sữa mẹ và sữa công thức có nồng độ vitamin D thấp không đáp ứng đủ nhu cầu Vitamin D hàng ngày cho bé. Chế độ ăn bổ sung nhiều tinh bột, nhiều rau xanh cũng làm giảm hấp thu calci và vitamin D [1, 2]. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Phúc Nghị với 56% trẻ còi xương ở nhóm tuổi từ 0-12 tháng. Bhattacharyya (1981) nghiên cứu ở Calcuta thấy 75,7% trẻ bị còi xương ở tuổi 2-48 tháng, trong khi đó Salimpour (1975) thấy ở Teheran tỷ lệ còi xương ở trẻ 4-12 tháng là 60%. Ở Singapore nhóm tuổi 3-16 tháng bị ảnh hưởng nhiều, bệnh khỏi sau 2 tuổi khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Ở Ấn Độ, Hutchison và Shah thấy còi xương ở cả trẻ lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có mối liên quan rõ rệt giữa cân nặng lúc sinh với tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ. Các yếu tố liên quan khác như: tắm nắng hàng ngày, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh, cai sữa sớm, đều ảnh hưởng đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ. Bên cạnh đó, nhờ chương trình dự phòng cùng sự hiểu biết của bố mẹ, một số mẹ được uống dự phòng vitamin D trong quá trình mang thai. Nếu bé được uống dự phòng vitamin D trong 12 tháng đầu thì tỷ lệ thiếu Vitamin D thấp hơn một cách có ý nghĩa. Vấn đề này cần sự tham gia của bác sỹ sản khoa và nhi khoa [2, 3, 4]. Các bà mẹ đang mang thai cần uống 1 liều 10.000 UI duy nhất vào tháng thứ 7 của thai kỳ. Riêng trẻ sau sinh ngày thứ 7 cần bổ sung liều vitamin D 400UI/ ngày, vào mùa đông liều cao hơn: 1000UI – 1500UI.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở 98 trẻ em < 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện MEDLATEC là 73,5%, trong đó tỷ lệ cao nhất gặp ở nhóm 0-12 tháng tuổi, tiếp đến là nhóm 13-36 tháng tuổi; số trẻ thiếu vitamin D mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất.
2. Các yếu tố nguy cơ như: tắm nắng hàng ngày, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chế độ ăn dặm sớm, chế độ ăn nhiều tinh bột, mẹ bổ sung vitamin D trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung vitamin D sau sinh cho bé, đều ảnh hưởng đến tình trạng thiếu Vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Gordon CM, Feldman HA, Sinclair L, et al. Prevalence of vitamin D deficiency among healthy infants and toddlers. Arch Pediatr Adolesc Med. 2008;162(6): 505–512.
- Holick MF, Binkley NC, Bischoff-Ferrari HA, et al. Evaluation, treatment, and prevention of vitamin D deficiency: an endocrine society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab 2011;96(7):1911-1930.
- Holick MF. Calcium and Vitamin D. Diagnostics and Therapeutics. Clin Lab Med 2000;20(3): 569-590
- Holick MF. Vitamin D deficiency. N Engl J Med 2007;357: 266-281.
- Lê Nam Trà. Bệnh còi xương. Bách khoa thư bệnh học, Hà Nội 1994: 42-45.
- Nguyễn Văn Sơn, Đào ngọc Diễn, Lê Nam Trà. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương dinh dưỡng ở trẻ dưới 3 tuổi. Y học thức hành-Kỷ yếu công trình NCKH Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em 1997: 38-41.
- Tạ Thị Ánh Hoa và cộng sự. Bệnh còi xương sớm ở trẻ dưới 6 tháng. Nhi khoa 1992;1: 3-5.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!