Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm IDR có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh lao?
- 27/12/2021 |Chuyên gia tư vấn: Bệnh lao hạch có phải mổ không?
- 10/11/2021 |Những kiến thức về xét nghiệm bệnh lao phổi không thể bỏ qua
- 05/03/2022 |Cách thức bệnh lao lây truyền như thế nào?
1. Bệnh lao là gì và phân loại bệnh như thế nào?
1.1.Bệnh laolà gì?
Bệnh lao dovi khuẩnMycobacterium tuberculosis gây ra. Khi người bệnh hắt hơi hoặc khạc nhổ sẽ có thể phát tán vi khuẩn lao vào không khí và nếu người khỏe mạnh hít phải không khí có chứa khuẩn bệnh thì sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh lao.
Bệnh lao có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, nếu có một số yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc bệnh lao của bạn sẽ cao hơn những đối tượng khác:
- Hệ thống miễn dịch yếu khiến cho vi khuẩn dễ dàng bị vi khuẩn lao xâm nhập và tấn công. Những bệnh lý có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm bệnh HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, bệnh lý về thận, các trường hợp đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, dùng thuốc điều trị viêm khớp hoặc thuốc ức chế miễn dịch,…
- Sống ở những nơi có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu bia, thuốc lá,… khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Những trường hợp thường xuyên làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế cũng có thể tiếp xúc với bệnh nhân và tăng nguy cơ mắc bệnh.
1.2. Phân loại bệnh lao
Bệnh lao phổi là bệnh phổ biến nhất, nhưng bên cạnh đó cũng có những loại bệnh lao khác cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc phân loại bệnh giúp các bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là hướng dẫn phân loại bệnh lao:
Phân loại theo vị trí giải phẫu
Lao phổi: Là những trường hợp bệnh nhân bị vi khuẩn lao gây ra những tổn thương ở phổi, phế quản.
Lao phổi là các trường hợp vi khuẩn lao gây ra những tổn thương ở phổi
Lao ngoài phổi: Là những trường hợp bệnh nhân bị vi khuẩn lao gây ra những tổn thương ở một số cơ quan ngoài phổi như lao hạch (với đặc điểm hạch sưng to, sờ không đau và có thể di chuyển được), tràn dịch màng phổi do lao (với triệu chứng như đau ngực, khó thở), lao gây tràn dịch màng tim (với triệu chứng đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, nổi tĩnh mạch cổ, phù chi dưới), lao gây tràn dịch màng bụng (với triệu chứng có cục u hay đám cứng ở ổ bụng), lao màng não - não, lao xương khớp (có biểu hiện đau lưng, hạn chế vận động), lao tiết niệu - sinh dục (gây ra các triệu chứng rối loạn bài tiết tiểu buốt, nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau thắt lưng, sưng đau tinh hoàn ở nam hay rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới). Bên cạnh đó, còn một số thể lao ngoài phổi khác như lao da, lao lách, lao gan,... Tuy nhiên đây là những thể lao ngoài phổi ít gặp.
+ Phân loại theo kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp
Bao gồm: Lao phổi có kết quả AFB dương tính và các trường hợp lao phổi có kết quả AFB âm tính (-).
Phân loại theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn
+ Các trường hợp bị bệnh lao có ít nhất một trong các xét nghiệm vi khuẩn lao cho kết quả dương tính.
+ Các trường hợp bị bệnh lao không có bằng chứng về vi khuẩn học.
Phân loại bệnh theo tiền sử điều trị lao
+ Những trường hợp bệnh nhân mới chưa từng dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc dưới 1 tháng.
+ Những trường hợp tái phát là những bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh nhưng lại tái phát bệnh.
+ Người bị bệnh lao đã được điều trị từ 5 tháng trở lên nhưng không đạt hiệu quả và phải chuyển phác đồ điều trị.
+ Bệnh nhân được chẩn đoán lao ngoài phổi nhưng sau 2 tháng điều trị lại xuất hiện thêm lao phổi.
+ Người bệnh có biểu hiện đa kháng thuốc trong quá trình điều trị.
+ Trường hợp đã được chẩn đoán bệnh nhưng lại không dùng thuốc liên tục trong 2 tháng và sau khi quay lại tiếp tục điều trị thì kết quả xét nghiệm AFB là dương tính.
Phân theo tình trạng nhiễm HIV
+ Các trường hợp bị bệnh lao có HIV dương tính.
+ Các trường hợp bị bệnh lao có HIV âm tính.
Phân loại theo tình trạng kháng thuốc
+ Các trường hợp kháng duy nhất một loại thuốc.
+ Các trường hợp kháng từ 2 loại thuốc chống lao trở lên.
2. Xét nghiệm IDR nên được áp dụng với những trường hợp nào?
2.1. Các triệu chứng cảnh báo bệnh lao
Một số trường hợp đã nhiễm vi khuẩn lao nhưng đang trong giai đoạn ủ bệnh thì cơ thể sẽ không có triệu chứng bất thường và ở giai đoạn này bệnh nhân cũng ít có nguy cơ lây bệnh sang cho người khác. Khi bệnh bước vào giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng. Tuy nhiên, tùy vào vị trí mà vi khuẩn lao phát triển sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
- Đối với bệnh lao ở phổi: Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng ho kéo dài, đau ở ngực, ho có đờm hoặc ho ra máu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt, hay bị đổ mồ hôi về đêm,…
- Đối với bệnh lao ngoài phổi: Tùy thuộc vào cơ quan bị vi khuẩn lao tấn công sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau.
2.2.Xét nghiệm IDR
Bên cạnh những triệu chứng kể trên,xét nghiệm IDRcũng thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao. Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị lao và có triệu chứng nghi ngờ bệnh đều nên thực hiện xét nghiệm này. Quy trình thực hiện phản ứng lao IDR như sau:
- Người bệnh sẽ được tiêm một lượng chất tuberculin vào cơ thể người bệnh. 2 đến 3 ngày sau tiêm, vị trí tiêm sẽ xuất hiện quầng đỏ.
+ Kích thước quầng đỏ này dưới 10mm được đánh giá là IDRâm tính, nghĩa là người bệnh không nhiễm lao.
+ Kích thước quầng đỏ này lớn hơn 10mm được đánh giá là IDR dương tính nghĩa là người bệnh đã có thể bị nhiễm vi khuẩn lao.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm khác như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm,… Với những trường hợp mới tiếp xúc với người bệnh, phản ứng IDR có thể cho kết quả âm tính. Nhưng để chắc chắn, khoảng 2 đến 3 tháng sau, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm IDR lại một lần nữa.
Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lao và các phương pháp xét nghiệm bệnh lao, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn hỗ trợ.
MEDLATEC tự hào về đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và luôn tận tâm với người bệnh. Mọi khách hàng đến với MEDLATEC sẽ được các bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị bệnh.
MEDLATEC cũng là đơn vị y tế được nhiều người tin tưởng lựa chọn với hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Khi sử dụng các dịch vụ xét nghiệm tại đây, bạn sẽ nhận được kết quả chính xác và nhanh chóng.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc nhu cầu đặt lịch sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!