Các tin tức tại MEDlatec

Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao, xử lý thế nào?

Ngày 01/12/2023
Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là một vấn đề phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoại hình mà còn tác động đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử trí trong trường hợp trẻ bị nổi mụn nước.

1. Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước khắp người, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý ngoài da:

1.1. Bệnh rôm sảy

Khi thời tiết nắng nóng, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn nhiều so với người lớn. Trường hợp này, nếu trẻ tăng hoạt động thì rất dễ nổi rôm sảy khắp người. Nốt rôm sảy có dạng hạt nhỏ màu hồng và cứng ở bắp tay, bắp chân, lưng, ngực, trán,... Đôi khi trong các nốt rôm sẽ chứa nước.

Sự hình thành nốt rôm sảy là kết quả của việc tuyến mồ hôi bị bịt kín, chèn ép khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài được. Khi mọc rôm sảy trẻ thường có cảm giác châm chích, ngứa ngáy rất khó chịu. Không ít trẻ vì mọc rôm bị ngứa ngáy nên chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.

Rôm sảy là một trong các nguyên nhân khiến trẻ em bị nổi mụn nước khắp người

Để khắc phục rôm sảy ở trẻ, mẹ chỉ cần lau mát cơ thể, làm mát không gian sống, thay quần áo mỏng và nhẹ cho trẻ mặc,... Trong chế độ ăn, mẹ nên bổ sung thực phẩm có tính mát cho con. Trẻ bị ngứa do rôm sảy thường hay cào gãi, nếu không được chú ý giữ gìn vệ sinh da có thể bị nhiễm trùng. Vì thế, mẹ hãy cắt móng tay cho con để tránh tình trạng con cào xước da.

1.2. Bệnh chốc lở

Trẻ bị chốc lở thường nổi các mụn nước đỏ trên da. Nếu mụn vỡ thì dịch bên trong mụn sẽ chảy ra ngoài, nốt mụn khô và đóng vảy lại. Chốc lở thường xuất hiện ở vùng miệng, mũi, má và có thể khiến cho trẻ em bị nổi mụn nước khắp người.

Trường hợp trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần tắm rửa cho con bằng sữa tắm không chứa chất kích ứng để vệ sinh sạch sẽ bề mặt da của bé. Ngoài ra, trẻ cũng cần được cắt móng tay để tránh tình trạng cào gãi gây xước và nhiễm trùng da.

1.3. Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh lý truyền nhiễm do virus nhóm Entero gây nên, có thể lây lan khi dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh. Tay chân miệng không chỉ khiến trẻ bị nổi mụn nước trên da mà còn có triệu chứng đau họng, mệt mỏi, sốt nhẹ,...

Giai đoạn đầu của bệnh, mụn nước thường khu trú ở niêm mạc miệng. Thời gian sau, mụn nước sẽ nổi lên ở lòng bàn chân, bàn tay và tự xẹp. Trẻ bị tay chân miệng cần được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc phù hợp, tắm rửa sạch sẽ để ngừa nhiễm trùng da.

1.4. Chàm sữa

Chàm sữa ở mặt là hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi gặp phải. Chàm thường có ở hai bên má, nếu nặng, có thể khiến trẻ em bị nổi mụn nước khắp người.

Ban đầu, chàm sữa là các nốt mẩn đỏ nhưng nếu không được dưỡng ẩm da tốt, nốt mụn sẽ chuyển sang dạng mụn nước đỏ li ti. Khi mụn vỡ, nước trong mụn chảy ra rồi tự khô và tróc vảy.

Chàm sữa có thể khiến da bé bị nổi nhiều mụn nước li ti

2. Cách xử lý khi trẻ em bị nổi mụn nước khắp người

Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị nổi mụn nước khắp người. Không phải mọi trường hợp trẻ bị nổi mụn nước đều xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên. Có không ít trẻ bị nổi mụn nước là do sự tấn công của vi khuẩn, virus. Vì thế, nếu nhận thấy con gặp tình trạng này, cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ da liễu để biết chính xác vì sao con bị như vậy để biết khắc phục đúng cách, giúp trẻ sớm hồi phục.

Khi con bị mụn nước, cha mẹ không nên tự ý nặn mụn, tự ý mua thuốc để bôi cho con. Điều này không chỉ khiến bệnh lây lan ra các vùng da xung quanh mà còn dễ khiến con phải đối mặt với các tương tác thuốc, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Cách chăm sóc da khi trẻ bị nổi mụn nước khắp người

Chăm sóc da cho trẻ em bị nổi mụn nước khắp người có vai trò rất quan trọng đối với khả năng hồi phục của trẻ. Để tránh biến chứng, gây sẹo trên da, đẩy nhanh tốc độ lành tổn thương da cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý:

Trẻ bị nổi mụn nước khắp người trong thời gian dài cần được khám bác sĩ chuyên khoa

- Hàng ngày, dùng nước ấm để tắm rửa cho con. Việc này sẽ giúp da của trẻ được vệ sinh sạch sẽ, tránh được nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, tránh tổn thương trên da lan rộng. Sau khi tắm mẹ nên dùng khăn bông mềm thấm khô da cho con, tuyệt đối không chà xát vào da vì có thể làm vỡ mụn nước khiến bệnh của trẻ thêm nặng hơn.

- Cho con mặc quần áo mềm, rộng và thoáng. Vào những ngày trời nóng bức, hạn chế cho trẻ mặc đồ dày và dài vì điều này sẽ dễ gây kích ứng da, làm cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy hơn.

- Dùng thuốc cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua các loại thuốc kháng sinh hay thuốc chứa thành phần corticoid cho con dùng vì điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ.

- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các dị ứng nguyên như: hóa chất, lông động vật, phấn hoa,...

Nguyên nhân trẻ em bị nổi mụn nước khắp người không giống nhau nên cần phải tìm ra đúng căn nguyên, áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp thì tình trạng này mới sớm chấm dứt. Thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách xử lý khi con gặp phải tình trạng này để tránh những việc làm sai gây hệ lụy không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nếu chưa biết vì sao trẻ em bị nổi mụn nước khắp người, quý khách hàng có thể đưa con đến thăm khám tại Chuyên khoa Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá đúng và hướng dẫn điều trị hiệu quả. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng, quý khách có thể đặt trước lịch khám qua hotline 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map