Các tin tức tại MEDlatec

Tầm soát ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Ngày 22/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Việc kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tử cung có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng hay quy trình của việc kiểm tra này. Nếu bạn là một trong số đó thì có thể tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn những nội dung liên quan.

1. Tổng quan về phương pháp

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm các biện pháp khám sàng lọc để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường tại cổ tử cung. Sàng lọc kịp thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi nếu bệnh được nhận biết sớm, khả năng điều trị thành công cao, đạt từ 85 đến 100%. Trái lại, nếu bệnh được phát hiện muộn ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót chỉ còn khoảng 15%.

Hơn nữa, ung thư cổ tử cung và các vấn đề liên quan đến cơ quan này còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khả năng sinh sản, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc khó có con.

Chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung 

2. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Hiện tại, những kỹ thuật sau được sử dụng phổ biến hơn cả trong sàng lọc ung thư cổ tử cung, bao gồm:

Khám phụ khoa

Bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng của cổ tử cung thông qua quá trình khám, đưa ra một số nhận định về đại thể để định hướng các chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để làm rõ vấn đề nếu có.

Siêu âm

Khách hàng tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo tử cung - phần phụ. Từ kết quả sẽ giúp bác sĩ có những nhận diện ban đầu về những tế bào bất thường ở cổ tử cung nếu có.

Pap Smear

Hay còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung - một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung. Để thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ tế bào cổ tử cung qua đường âm đạo rồi đem đi phân tích dưới kính hiển vi để xem có sự biến đổi bất thường nào không.

Xét nghiệm Cellprep

Phương pháp này nâng cao khả năng phát hiện ung thư cổ tử cung lên 70-95%, tỷ lệ này cao hơn 20% so với phương pháp thông thường. Kỹ thuật đã giải quyết được các hạn chế của phương pháp phết tế bào cổ tử cung thường quy thường như vấn đề chất nhầy, hồng cầu và tế bào viêm. Điều này cho phép phát hiện hiệu quả hơn các tế bào biểu mô bất thường, đặc biệt là các tế bào ung thư biểu mô tuyến.

Thinprep Pap

Phương pháp này có sự cải tiến hơn với xét nghiệm Pap Smear. Sau khi thu thập các tế bào từ cổ tử cung, các tế bào sẽ được làm sạch bằng dung dịch đặc biệt trong lọ Thinprep trước khi chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý tự động bởi máy Thinprep.

Ở Mỹ và nhiều nơi khác như châu Âu và các quốc gia trong khu vực, Thinprep đã trở nên phổ biến và được FDA của Hoa Kỳ chấp thuận cho các kiểm tra bao gồm PAP, HPV, Chlamydia, và lậu cầu.

Không chỉ nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện các tổn thương tế bào sớm ở cổ tử cung, phương pháp này cũng giảm thiểu tỷ lệ kết quả âm tính giả trong xét nghiệm Pap, góp phần chẩn đoán chính xác, tăng hiệu quả điều trị, từ đó giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ làm nhiều xét nghiệm khác nhau khi tầm soát ung thư cổ tử cung 

Xét nghiệm HPV

Thường thì xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap được thực hiện đồng thời để tìm kiếm tế bào bất thường hoặc ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 được khuyến cáo làm xét nghiệm HPV. Mục đích của xét nghiệm này là để phát hiện 14 chủng virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung được thực hiện sau khi kết quả xét nghiệm PAP bất thường. Máy soi cổ tử cung là thiết bị phóng đại đặc biệt cho hình ảnh to gấp 10 - 30 lần. Bác sĩ sẽ mở rộng âm đạo bằng mỏ vịt, sau đó ánh sáng từ máy soi đi qua âm đạo và vào cổ tử cung, bác sĩ tiến hành quan sát qua máy soi để xem những tổn thương bất thường tại đây.

Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư (market ung thư)

Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư là một phương pháp dùng để phát hiện các chỉ số sinh học hoặc dấu ấn sinh học trong cơ thể mà có thể chỉ ra sự hiện diện hoặc tiến trình của ung thư. Những dấu ấn này có thể là protein, DNA, RNA, hoặc các phân tử khác mà sự thay đổi trong lượng hoặc cấu trúc có thể liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Sinh thiết cổ tử cung

Khi phát hiện những tổn thương ở cổ tử cung trong quá trình soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ bấm sinh thiết tại những vị trí này. Cụ thể là bấm lấy những mảnh mô nhỏ bất thường rồi đem đi nhuộm và phân tích dưới kính hiển vi để xem các tế bào này là lành tính hay ác tính.

Trường hợp sinh thiết cổ tử cung cho thấy kết quả bất thường thì bác sĩ có thể chỉ định khoét chóp. Mẫu bệnh phẩm khoét chóp tiếp tục được đem đi phân tích để cho kết quả chính xác nhất, từ đó có phác đồ điều trị tích cực và hiệu quả. 

3. Những thắc mắc khác về tầm soát ung thư cổ cung

Một số chia sẻ dưới đây từ bác sĩ Sản Phụ khoa có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư cổ tử cung.

Ai nên thực hiện?

Tất cả phụ nữ từ 21 tuổi, đã quan hệ tình dục đều nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, những trường hợp dưới đây không được bỏ qua việc tầm soát.

  • Đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, có nhiều bạn tình, không thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn.
  • Mang thai trước 20 tuổi và mang thai, sinh nở nhiều lần.
  • Bị viêm phụ khoa tái đi tái lại, đặc biệt, đã hoặc đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Đau bụng và chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ.
  • Đau lưng và đau xương chậu kéo dài. 
  • Dịch âm đạo có mùi hôi, lợn cợn như bã đậu, màu xanh hoặc vàng.
  • kinh nguyệt
  • Đi tiểu ra máu.

Chị em không được chủ quan khi bị đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường 

Tần suất thực hiện như thế nào?

Phụ nữ từ 21 - 29 tuổi, đã quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm PAP mỗi 3 năm một lần nếu như kết quả xét nghiệm bình thường. Phụ nữ từ 21 - 65 tuổi nên thực hiện xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần nếu như kết quả xét nghiệm bình thường. Từ 65 tuổi, nếu kết quả xét nghiệm trong 10 năm qua không có bất thường và soi thấy các tế bào cổ tử cung ổn thì ngừng làm tầm soát.

Còn với những trường hợp mà kết quả tầm soát bất thường thì bác sĩ có thể điều chỉnh thời gian tầm soát cho phù hợp với tình trạng. Bạn cần tuân thủ theo chỉ định này để đảm bảo mọi thứ trong tầm kiểm soát.

Lưu ý gì khi thực hiện?

Để thuận tiện cho việc thăm khám cũng như đảm bảo kết quả chính xác, trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng 2 - 3 ngày, bạn nên tránh quan hệ tình dục, không dùng dung dịch vệ sinh hoặc thuốc đặt trong âm đạo. Nếu đang có tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bạn cần được điều trị khỏi hoàn toàn trước khi tầm soát.

Không ung thư cổ tử cung khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Nếu đang có nhu cầu làm các xét nghiệm tầm soát này, hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh lý viêm nhiễm, ung thư, bạn hãy đến gặp bác sĩ của Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Đặc biệt, từ nay đến hết 31/12/2024, MEDLATEC giảm 10% giá dịch vụ xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà với chi phí chỉ 630.000 VNĐ, áp dụng trên toàn quốc.

Khách hàng có nhu cầu có thể đặt lịch tại đây; hoặc gọi đến số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map