Các tin tức tại MEDlatec
Chữa bệnh từ cây sống đời: hướng dẫn chi tiết bài thuốc và cách sử dụng
- 01/02/2024 | Cây ngưu tất và những công dụng nổi bật với sức khỏe
- 01/02/2024 | Cây rau dừa nước chữa bệnh gì?
- 01/05/2024 | Cây kim vàng trị bệnh gì và cách sử dụng như thế nào?
1. Đặc điểm sinh học của cây sống đời
Cây sống đời (lạc địa sinh căn, trường sinh, thổ tam thất, diệp căn sinh, cây lồng đèn, cây lá bỏng) thuộc họ thuốc bỏng, thân mọng nước, cao 0.6 - 1m. Lá cây sống đời mọc đối, phân 3 - 5 thùy hoặc nguyên phiến, bóng nhẵn, mép có răng cưa, cuống dài 2 - 5cm. Hoa sống đời mọc từ kẽ lá hoặc ngọn, có nhiều màu, mọc rủ.
Ở nước ta, phổ biến có các loại sống đời sau:
- Sống đời đỏ: bông nhuyễn, hoa màu đỏ thẫm, thường ra hoa vào dịp Tết.
- Sống đời Đà Lạt: lá nguyên, lớn và dày, trổ lồng đèn.
- Sống đời 5 màu: bông nhuyễn, hoa có 5 màu hoa.
Sống đời thường mọc hoang ở ven bờ suối, vách đá, nơi có nhiều ánh sáng.
Cây sống đời lá tròn, có khía ở mép
2. Thành phần hóa học và công dụng dược liệu của cây sống đời
2.1. Thành phần hóa học
Cây sống đời chứa các thành phần hóa học như: Isocitric, acid malic, acid citric, oxalic, bryophylin, glycoside flavonoid, p-hydroxybenzoic, acid p-coumaric,...
2.2. Công dụng chữa bệnh của dược liệu cây sống đời
Theo y học cổ truyền, cây sống đời có tính mát, vị hơi chát và chua nhẹ, kinh can. Dược liệu này có tác dụng đào thải độc tố, lưu thông huyết, giảm đau, sinh cơ, chống viêm, cầm máu,... Chủ trị: viêm họng, sởi, lòi dom, viêm xoang, đau đầu, bỏng, say rượu, viêm loét dạ dày, phong ngứa,...
Công bố từ Tạp chí y học Journal of Ethnopharmacology cho biết, tình trạng vàng da có thể được cải thiện khi dùng nước ép từ lá sống đời. Thí nghiệm trên chuột nhiễm độc gan do CCl4 sử dụng nước ép từ lá cây sống đời cho thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Cũng thí nghiệm trên chuột dùng chiết xuất từ lá cây sống đời cho thấy đặc tính chống oxy hóa giúp giảm tác động tiêu cực từ thuốc Gentamicin đến thận.
Tạp chí Phytochemistry công bố thông tin rằng dịch chiết từ lá cây sống đời có tiềm năng đối với việc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, ổn định miễn dịch,...
Sử dụng nước ép từ cây sống đời có thể ức chế bệnh Leishmanzheim.
Cây sống đời được nhiều người dùng để chữa đau nhức xương khớp
2.3. Liều lượng và cách dùng
- Dùng trong: sắc hoặc giã lấy nước uống, mỗi ngày không quá 40g.
- Dùng ngoài: đắp trực tiếp lên tổn thương hoặc bào chế dạng mỡ bôi ngoài da.
3. Bài thuốc chữa bệnh với dược liệu cây sống đời và lưu ý khi sử dụng
3.1. Bài thuốc chữa bệnh với dược liệu sống đời
- Chữa bầm máu, bỏng nhiệt, rết cắn
+ Nguyên liệu: lá sống đời tươi.
+ Cách thực hiện: rửa sạch, ngâm nước muối loãng sau đó giã nhuyễn và đắp lên vùng da cần chữa bệnh.
- Chữa nhức mỏi xương khớp
+ Nguyên liệu: 3 - 5 lá sống đời.
+ Cách thực hiện: đem lá bỏng hơ nóng rồi đắp lên vùng bị đau nhức, nếu lá nguội lại tiếp tục hơ nóng và đắp, làm như vậy trong 15 phút, lưu ý không để nóng quá dễ gây bỏng da.
- Chữa ho, viêm họng
+ Nguyên liệu: 10 lá sống đời tươi.
+ Cách thực hiện: chia lá sống đời thành 3 lần: 4 lá buổi sáng, 4 lá buổi chiều, 2 lá buổi tối. Rửa sạch lá sống đời rồi nhai sống sau đó nuốt dần từng ít một để các chất trong lá sống đời ngấm dần vào cổ họng.
- Chữa bệnh trĩ, viêm loét dạ dày
+ Nguyên liệu: lá cây sống đời 50g.
+ Cách thực hiện: vò nát lá sống đời rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Giải rượu
+ Nguyên liệu: 10 lá cây sống đời.
+ Cách thực hiện: ăn trực tiếp lá sống đời đã được rửa sạch.
- Chữa viêm xoang
+ Nguyên liệu: 2 lá sống đời còn tươi.
+ Cách thực hiện: giã nát lá sống đời rồi chắt lấy 1 phần nước cốt, 1 phần còn lại thấm vào bông gòn nhét vào lỗ mũi bị viêm, mỗi ngày 4 - 5 lần.
- Chữa sốt xuất huyết
+ Nguyên liệu: 1 nắm lá sống đời.
+ Cách thực hiện: nấu nước lá cây sống đời uống, ngày đầu uống 4 lần, mỗi lần 100ml. Bắt đầu từ ngày thứ 2 mỗi lần uống 60ml/lần, 2 lần/ngày.
- Chữa đau đầu, huyết áp cao
+ Nguyên liệu: lá sống đời tươi.
+ Cách thực hiện: sắc lá sống đời tươi để uống, mỗi lần 60ml, ngày uống 2 lần.
- Chữa táo bón
+ Nguyên liệu: 10 - 15 lá sống đời.
+ Cách thực hiện: nấu lá sống đời lấy nước uống mỗi lần 60ml, uống mỗi ngày 2 lần.
- Chữa bệnh lỵ
+ Nguyên liệu: cam thảo đất 16g, lá mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, lá sống đời 40g.
+ Cách thực hiện: rửa sạch dược liệu rồi nấu lấy nước uống thay cho nước lọc.
- Chữa mụn nhọt
+ Nguyên liệu: 15g lá đại, 20g lá táo, 30g lá sống đời.
+ Cách thực hiện: dược liệu rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng rồi giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên nốt mụn, mỗi ngày 2 lần.
- Chữa viêm đại tràng
+ Nguyên liệu: 20 lá cây sống đời.
+ Cách thực hiện: chia 20 lá cây sống đời thành 3 phần để ăn: 8 lá buổi sáng, 8 lá buổi chiều, 4 lá buổi tối.
- Chữa nôn ra máu
+ Nguyên liệu: 7 lá cây sống đời.
+ Cách thực hiện: giã nhuyễn lá sống đời cùng chút rượu để uống 1 lần/ngày.
- Chữa viêm tai giữa cấp
+ Nguyên liệu: 3 lá cây sống đời.
+ Cách thực hiện: rửa sạch lá sống đời, ngâm với nước muối loãng rồi giã nhuyễn và vắt lấy nước nhúng vào bông gòn, nhét vào tai.
- Chữa đau mắt đỏ
+ Nguyên liệu: 3 lá cây sống đời.
+ Cách thực hiện: giã nát lá cây sống đời vắt lấy nước uống còn phần bã thì đặt vào gạc y tế đã khử trùng đắp lên mắt vào buổi tối, cố định lại, sáng hôm sau tháo ra và dùng nước muối sinh lý rửa sạch.
Ngoài chữa bệnh, cây sống đời còn được trồng làm cảnh
3.2. Lưu ý khi chữa bệnh với cây sống đời
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời trên đây chưa được nghiên cứu và chứng minh khoa học mà chỉ lưu truyền trong dân gian. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn về việc dùng cây sống đời để chữa bệnh.
Việc dùng thảo dược tự nhiên chữa bệnh cần thời gian dài mới có thể cho kết quả nhưng khả năng đáp ứng thuốc tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Cần đảm bảo vệ sinh sạch dược liệu để tránh tình trạng nhiễm khuẩn khi sử dụng. Nếu phát hiện dấu hiệu dị ứng khi dùng cây sống đời cần ngừng ngay để thăm khám bác sĩ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!