Các tin tức tại MEDlatec

Cao huyết áp có uống trà được không? Giải đáp chi tiết cho người bệnh

Ngày 17/11/2024
Người Việt có thói quen uống trà mỗi ngày, tuy nhiên việc uống trà đối với người có bệnh nền cần phải theo chỉ dẫn, đặc biệt đối với người cao huyết áp. Câu hỏi “Cao huyết áp có uống trà được không?” được nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp câu hỏi này, đồng thời đưa ra các loại trà phù hợp và những lưu ý cho người bị cao huyết áp.

1. Trà ảnh hưởng đến người bệnh cao huyết áp thế nào?

Trước khi giải đáp câu hỏi “Cao huyết áp có uống trà được không”, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm huyết áp. Cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu đẩy vào thành động mạch tăng cao, gây căng thẳng cho tim và mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy tim. Chế độ ăn uống và các loại thức uống hàng ngày đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mức huyết áp của cơ thể.

Trong trà chứa các chất chống oxy hóa có chức năng bảo vệ thành mạch máu. Một số loại trà có khả năng giảm viêm, giảm cholesterol xấu, từ đó có lợi cho tim mạch và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, cũng có một số loại trà được các chuyên gia khuyến nghị không dùng cho người huyết áp.

Một số loại trà có khả năng giảm viêm, giảm cholesterol xấu

2. Cao huyết áp có uống trà được không?

Người huyết áp có uống trà được không? Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lựa chọn loại trà phù hợp và uống với liều lượng vừa phải. Dưới đây là các loại trà có thể hỗ trợ ổn định huyết áp và những loại trà người huyết áp nên hạn chế.

2.1 Loại trà người huyết áp nên uống

- Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, bảo vệ mạch máu và giúp hạ huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh đều đặn có thể hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, vì trà xanh có chứa caffeine (một chất có thể huyết áp nếu dùng quá nhiều), nên người bệnh cao huyết áp nên uống với lượng vừa phải.

Liều lượng khuyến nghị là 1-2 tách trà xanh mỗi ngày. Không nên uống vào buổi tối.

  • Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc không chứa caffeine, nổi tiếng với tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ. Hoa cúc chứa flavonoid, làm mạch máu giãn nở, hạ huyết áp. 

Liều lượng khuyến nghị: Mỗi ngày bạn dùng 1-2 tách trà, có thể uống vào buổi tối.

  • Trà táo gai

Trà táo gai là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều hòa huyết áp. Với thành phần chính là các hợp chất chống oxy hóa và flavonoid, trà táo gai giúp làm giãn mạch máu, giảm sự co thắt của các mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên và hiệu quả. 

Việc uống trà táo gai thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp cao, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, trà táo gai còn chứa nhiều vitamin C và khoáng chất như kali, có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống trà táo gai đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là những người có vấn đề về huyết áp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp.

Một số loại trà tốt cho sức khỏe người cao huyết áp

2.2 Loại trà người cao huyết áp nên hạn chế

- Trà đen

Mặc dù trà đen cũng chứa các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, nhưng loại trà này có hàm lượng caffeine cao hơn trà xanh. Uống quá nhiều trà đen có thể khiến huyết áp tăng cao, đặc biệt nếu uống khi chưa ăn no. Hạn chế uống trà đen buổi tối. 

Liều lượng khuyến nghị: Không uống quá 1 tách trà đen mỗi ngày, và có thể thay thế bằng các loại trà thảo mộc không caffeine nếu cần.

  • Trà sữa

Trà sữa là một loại thức uống phổ biến nhưng không thích hợp cho người cao huyết áp. Trà sữa chứa caffeine, đường và chất béo bão hòa từ sữa và kem, có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, gây khó kiểm soát đường huyết và cholesterol.

  • Trà đào và trà trái cây chứa đường

Nhiều loại trà trái cây công nghiệp chứa đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo, có thể làm tăng mức đường trong máu và gây ra huyết áp. Nếu muốn uống trà trái cây, hãy tự pha chế tại nhà và không thêm đường.

3. Người cao huyết áp cần lưu ý khi uống trà

  • Chọn trà không chứa caffeine hoặc ít caffeine
  • Uống trà ấm
  • Không uống trà khi đói
  • Tránh uống quá nhiều

Trà sữa không thích hợp với người cao huyết áp

4. Một số biện pháp khác giúp huyết áp ổn định

Ngoài việc lựa chọn các loại trà phù hợp, người cao huyết áp cũng nên chú ý đến các biện pháp khác để duy trì huyết áp ổn định, bao gồm:

  • Duy trì chế độ ăn ít muối: Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tình trạng huyết áp.
  • Tập thể dục đều đặn: Thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng lành mạnh giúp giảm gánh nặng lên tim và duy trì huyết áp ở mức ổn định.
  • Tránh căng thẳng: Dành thời gian thư giãn, thực hiện các kỹ thuật thư giãn nhẹ nhàng như thiền hoặc yoga.

Đối với câu hỏi “Cao huyết áp có uống trà được không?” – câu trả lời là có, nhưng cần lựa chọn loại trà phù hợp và uống với liều lượng vừa phải. Trà xanh, trà hoa cúc là những lựa chọn tuyệt vời cho người cao huyết áp, giúp giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh các loại trà có caffeine cao như trà đen, trà sữa và trà trái cây chứa nhiều đường.

Kết hợp uống trà với lối sống lành mạnh và kiểm soát chế độ ăn uống sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và duy trì sức khỏe tim mạch bền vững.

Bạn cũng đừng quên kiểm tra sức khoẻ định kỳ, lắng nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên môn khi cần thiết. Đặt lịch xét nghiệm/thăm khám tại MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất ổn về sức khỏe

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map