Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh u não không phải là án tử nếu được phát hiện và điều trị sớm
- 14/06/2023 | Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?
- 17/06/2024 | Thuốc bổ não cerebrolysin 10ml: Tác dụng và những điều cần lưu ý
- 19/06/2024 | Chất trắng trong não là gì và bệnh thoái hóa chất trắng
- 18/07/2024 | Dấu hiệu u não là gì? Bệnh lý này có phòng ngừa được không?
- 22/07/2024 | Lưu ý các dấu hiệu ung thư não để thăm khám sớm
1. Bệnh u não là bệnh gì?
Bệnh u não là bệnh lý liên quan đến sự phát triển bất thường của tế bào trong não bộ. U não gồm 2 dạng cơ bản, đó là:
- U não lành tính: Không chứa tế bào ác tính gây ung thư.
- U não ác tính: Có chứa tế bào ác tính gây ung thư.
Bệnh u não thường để lại di chứng cho người bệnh
Dù thuộc loại lành tính hay ác tính, khối u phát triển trong khu vực ở não bộ vẫn gây nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương là trẻ em dưới 14 tuổi. Ngay là khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có thể để lại di chứng, ảnh hưởng đến nhận thức, nhất là ở trẻ em.
2. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc u não
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của u não vẫn chưa được khẳng định cụ thể. Tuy vậy, một số tác nhân tiềm ẩn từ môi trường, di truyền có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Cụ thể như:
Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ bị u não cao hơn đối tượng khác
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc u não cao hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp, trẻ dưới 15 tuổi cũng có khả năng bị u não.
- Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có người bị u não dễ bị mắc bệnh hơn (tỷ không quá cao).
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Chế độ ăn thiếu cân đối như ăn ít rau hay trái cây, không bổ sung đủ vitamin, lạm dụng thực phẩm giàu nitrit (thịt hun khói, thực phẩm lên men, đồ ướp muối qua đêm),... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm cả việc làm tăng nguy cơ mắc u thần kinh.
- Tình trạng thừa cân: Khi cơ thể tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến béo phì sẽ làm tăng nguy cơ hình thành khối u não.
- Bị phơi nhiễm hóa chất: Người phải làm việc trong môi trường độc hại hay phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng, xăng dầu,... có rủi ro bị u não cao hơn người bình thường.
- Ảnh hưởng của bức xạ: Theo nghiên cứu đăng tải trên Mayo Clinic, người hay phải tiếp xúc bức xạ từ quá trình chụp X-quang, chụp CT là đối tượng có nguy cơ bị u não.
3. Triệu chứng thường gặp ở người mắc u não
Hầu hết khối u não đều tiến triển tương đối chậm. Triệu chứng ở người bị u não thường không rõ nét, dễ khiến người bệnh chủ quan. Kích thước khối u lớn dần, dấu hiệu ở mới rõ ràng hơn. Sau đây là một vài triệu chứng phổ biến:
- Hay bị đau đầu: Đây là triệu chứng thường gặp những người bị u não. Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn, nhất là vào buổi sáng.
- Buồn nôn, nôn ói: Khi khối u gây chèn ép lên sọ não, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy.
- Suy giảm thị giác, thính giác: Khối u não có thể là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó nhìn, khó nghe.
- Gặp khó khăn khi giao tiếp: Trường hợp khối u phát triển sau não, người bệnh thường bị nói lắp, khó giao tiếp.
- Tứ chi yếu: Cả chân và tay của người bệnh gần như không còn sức lực khi khối u ảnh hưởng mạnh đến não bộ. Trong đó, nếu khối u chèn ép lên vùng não phải, tay và chân bên trái sẽ bị yếu đi. Ngược lại, nếu khối u chèn ép lên vùng não trái, tay và chân bên phải thường bị yếu đi.
- Triệu chứng khác: Chẳng hạn như hay quên, mất khả năng giữ thăng bằng, động kinh (triệu chứng cho thấy khối u đã tác động vào vỏ não).
Người bị u não hay cảm thấy đau đầu
4. Biến chứng nguy hiểm ở người mắc u não
Cả u não lành tính và ác tính đều có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh một số biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm khả năng giao tiếp, mất khả năng vận động,... người bệnh còn dễ bị tử vong. Tuy nhiên nếu được chữa trị kịp thời, tỷ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh vẫn có thể đạt trên 80% hoặc 90% tùy trường hợp.
5. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị cho người bệnh bị mắc u não
5.1. Chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ thường kiểm tra khả năng phản xạ của hệ thần kinh, xác định xem hệ thống dây thần kinh tại sọ não còn hoạt động bình thường hay không. Tiếp theo, bác sĩ sẽ cho người bệnh làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Cụ thể như:
- Chụp X-quang vùng sọ: Tia X hỗ trợ bác sĩ kiểm tra vết đứt gãy tại xương sọ do khối u não gây ra. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp bác sĩ kiểm tra xem khối u di căn vào máu hay chưa.
- Chụp CT vùng đầu: Đây là kỹ thuật kiểm tra cho phép bác sĩ quan sát kỹ hơn cấu trúc não bộ, hệ thống mạch máu.
- Chụp cộng hưởng từ MRI vùng đầu: Giúp ca sĩ quan sát rõ hơn phần nhu mô.
- Chụp mạch: Đây là kỹ thuật kiểm tra hỗ trợ bác sĩ theo dõi, xác định nguồn máu cung cấp cho khối u.
- Làm sinh thiết: Mẫu bệnh phẩm lấy thử khối u được đem đi phân tích, giúp xác định chính xác hơn giai đoạn bệnh.
Phim chụp CT vùng sọ não hỗ trợ quá trình chẩn đoán
5.2. Điều trị
Người bị u não thường được kết hợp điều trị theo nhiều phương pháp, nhằm tăng hiệu quả, hạn chế để lại di chứng. Dưới đây là các kỹ thuật điều trị hay được áp dụng:
- Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ khối u, hạn chế ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
- Hóa trị: Người bệnh mắc u não ác tính thường được chỉ định dùng thuốc hoặc truyền thuốc vào cơ thể theo đường máu. Biện pháp này giúp tiêu diệt tế bào ác tính.
- Xạ trị: Dưới tác động của một số loại tia mang năng lượng cao như tia X, tia Gamma,... tế bào ác tính sẽ bị tiêu diệt.
- Điều trị bằng Steroid: Tác dụng chính của Steroid trong quá trình điều trị u não là giúp giảm tình trạng sưng xung quanh khu vực khối u.
- Điều trị bằng một số loại thuốc: Chủ yếu giúp người bệnh giảm triệu chứng như các cơn đau đầu, động kinh,...
Người bị u não có thể điều trị bằng một số loại thuốc
6. Có thể phòng ngừa bệnh u não không?
Thực tế, rất khó để phòng ngừa u não. Bởi nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của các khối u trong não vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phần nào chủ động phòng ngừa, hạn chế một số nguy cơ tiềm ẩn thông qua việc áp dụng những thói quen tốt như:
- Từ bỏ sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu.
- Nghỉ ngơi điều độ: Bạn nên tập đi ngủ sớm, không làm việc quá sức.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Ưu tiên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, thực phẩm tươi. Đồng thời hạn chế một số loại thực phẩm chứa một lượng lớn Nitrit như thịt hun khói, đồ chiên rán, thực phẩm lên men, thực phẩm ướp muối qua đêm, đồ nướng, đồ đóng hộp.
- Tích cực tập vận động: Duy trì tập luyện thể dục thể thao vừa sức hàng ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn phóng xạ: Bạn nên tránh xa nguồn phóng xạ, chỉ thực hiện các kỹ thuật kiểm tra ứng dụng bức xạ ion hóa khi được chỉ định.
Bệnh u não có thể để gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế như MEDLATEC để kiểm tra, nhận tư vấn điều trị kịp thời. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!