Các tin tức tại MEDlatec

7 công thức nấu cháo tôm cho bé cha mẹ không nên bỏ qua

Ngày 12/11/2024
Bạn đang băn khoăn không biết nên nấu món gì vừa thơm ngon lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm? Cháo tôm sẽ là gợi ý tuyệt vời. Với những công thức nấu cháo tôm cho bé được trình bày trong bài viết dưới đây, mẹ sẽ có đa dạng lựa chọn cho thực đơn ăn dặm chất lượng của con yêu.

1. Hàm lượng dinh dưỡng của tôm

Tôm là loại hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm giàu protein, cung cấp nhiều dưỡng chất chất thiết yếu cho cơ thể. 

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trung bình có trong 100 gram tôm nấu chín, cụ thể: 

  • Năng lượng: 99 calo;
  • Chất béo: 0,3g;
  • Carbohydrate : 0,2g;
  • Protein: 24g;
  • Natri: 111mg;

Tôm là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao 

Ngoài ra, tôm còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chấtất tốt cho cơ thể, bao gồm: 

  • Sắt;
  • Canxi;
  • Kẽm;
  • Đồng;
  • Phốt pho;
  • Magie;
  • I - ốt;
  • Kali;
  • Vitamin B12.

2. Khi nào trẻ có thể ăn cháo tôm và tần suất ăn phù hợp 

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn cháo tôm 

Theo các chuyên gia, trẻ có thể bắt đầu làm quen với cháo tôm từ 7 tháng tuổi trở đi là tốt nhất. Vì khoảng thời gian trước 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, còn non nớt trong khi đó tôm lại chứa hàm lượng chất đạm cao nên có thể khiến cho trẻ bị khó tiêu và dị ứng.

Tần suất ăn cháo tôm theo độ tuổi

  • Trẻ 7 - 12 tháng: 20 - 30g tôm/bữa, 1 bữa/ngày và 3 - 4 bữa/tuần;
  • Trẻ 1 - 3 tuổi: 30 - 40g tôm/bữa, 1 bữa/ngày;
  • Trẻ 4 tuổi trở lên: 50 - 60g tôm/bữa, 1 - 2 bữa/ngày.

3. Lợi ích của cháo tôm

Nguồn protein dồi dào

Tôm là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao, giúp bé xây dựng và phát triển cơ bắp.

Cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu

Tôm chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, sắt, kẽm, canxi,... giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Phát triển trí não bộ

Omega-3 và các vitamin nhóm B trong tôm giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi của bé.

Tăng cường hệ miễn dịch

Các khoáng chất như kẽm và selenium giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

4. Lưu ý khi cho nấu cháo tôm cho bé

Mặc dù cháo tôm đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi nấu cháo tôm cho trẻ, các mẹ cần lưu ý một số những điều sau đây: 

  • Khi nấu cháo tôm cho bé, mẹ cần lựa chọn tôm tươi ngon, không sử dụng tôm đông lạnh hoặc tôm đã chết;
  • Tôm là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, canxi và các khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều tôm vì có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe;
  • Vì tôm là một loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nên khi cho trẻ ăn cháo tôm làm đầu chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ sau đó quan sát phản ứng của trẻ. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần ngưng cho trẻ ăn và tham khảo ý kiến của bác sĩ;
  • Tôm phải được nấu chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn gây hại;
  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt… vì có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ;

Không sử dụng các loại gia vị khi nấu cháo tôm cho bé 

  • Để tăng cường thêm vitamin và khoáng chất, mẹ nên kết hợp thêm một số loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, rau cảii, khoai tây…;
  • Không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn vì mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau.

5. Hướng dẫn 7 cách nấu cháo tôm cho bé 

Cháo tôm bí đỏ

  • Nguyên liệu: Gạo, tôm tươi, bí đỏ.
  • Cách làm: 

+ Gạo vo sạch đem nấu cháo cho chín nhừ;

+ Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn;

+ Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu và phần chỉ đen ở phần lưng tôm.

+ Khi cháo đã chín nhừ cho tôm và bí đỏ vào khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau;

+ Tắt bếp, để nguội rồi cho trẻ ăn.

Cháo tôm mồng tơi

  • Nguyên liệu: Gạo, tôm tươi, rau mồng tơi.
  • Cách chế biến

+ Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước và nấu nhừ thành cháo;

+ Rau mồng tơi rửa sạch, băm nhuyễn;

+ Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen, xay nhuyễn.

+ Nấu cháo nhừ, cho rau cải và tôm vào nấu chín. Nêm nếm vừa miệng, múc ra bát để nguội là có thể cho bé thưởng thức.

Cháo tôm cà rốt

  • Nguyên liệu: Gạo, tôm tươi, cà rốt.
  • Cách chế biến

+ Gạo vo sạch đem nấu cháo cho thật nhừ;

+ Cà rốt gọt vỏ,rửa sạch thái hạt lựu;

+ Tôm đem bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng, rửa sạch sau đó đem băm nhuyễn;

+ Sau khi cháo chín cho cà rốt vào nấu cùng đến khi nhừ. Cuối cùng cho phần thịt tôm đã băm nhuyễn vào, khuấy đều và tắt bếp.

Cháo tôm hạt sen

  • Nguyên liệu: Gạo, tôm tươi, hạt sen.
  • Cách chế biến

+ Gạo vo sạch, ngâm nước 30p cho gạo nở;

+ Sơ chế tôm sạch sẽ sau đó băm nhuyễn;

+ Đối với hạt sen tươi thì bỏ phần tâm sen, còn khô ngâm trong nước khoảng 1 tiếng cho hạt mềm. Đổ hạt sen vào nồi ninh trong khoảng 10p rồi cho gạo vào ninh tiếp cho đến khi chín nhừ

+ Khi cháo đã chín nhừ đổ tiếp phần tôm đã băm nhuyễn vào nấu cùng trong khoảng 5p rồi tắt bếp.

Cháo tôm khoai lang

  • Nguyên liệu: Gạo, tôm tươi, khoai lang.

Khoai lang có thể được kết hợp để nấu cháo tôm cho bé 

  • Cách chế biến

+ Gạo vo sạch cho vào nồi thêm nước để nấu cháo;

+ Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín sau đó tán mịn;

+ Tôm sau khi sơ chế sạch sẽ đem băm nhuyễn; 

+ Khi cháo đã nhừ, thêm khoai lang và tôm vào khuấy đều tay;

+ Múc ra tô, để nguội là có thể cho trẻ ăn

Cháo tôm rau ngót

  • Nguyên liệu: Tôm tươi, gạo, rau ngót.
  • Cách chế biến:

+ Gạo đem vo sạch sau đó cho vào nồi thêm nước để nấu cháo;

+ Tôm sau khi làm sạch, bỏ đầu, rồi băm nhuyễn;

+ Rau ngót nhặt phần lá non, rửa sạch, dùng máy xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước;

+ Khi cháo chín, cho phần nước rau ngót, thịt tôm vào khuấy đều;

Cháo tôm rau cải

  • Nguyên liệu: Gạo, tôm tươi, rau cả
  • Cách chế biến: 

+ Gạo vo sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ và nấu chín nhừ;

+ Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen, rửa sạch rồi băm nhuyễn;

+ Rau cải rửa sạch sau đó băm nhuyễn;

+ Khi cháo đã chín nhừ, cho thịt tôm và rau cải vào cháo khuấy đều nấu thêm cho đến khi chín;

+ Tắt bếp, để nguội là có thể cho bé thưởng thức.

Những thông tin được trình bày trên đây hy vọng sẽ giúp cha mẹ “bỏ túi” những mẹo hay ho khi chế biến cháo tôm cho bé. Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ cha mẹ vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map